Hình thành kiến thức:
1. Mục đích của biện pháp thủy lợi là:
Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí. Dân nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh tiêu.
2. Bón vôi lại cải tạo được đất mặn vì bón vôi có tác dụng đẩy Na+ ra khỏi keo đất. Sau khi bón vôi tháo nước rửa mặn, bón bổ sung chất hữu cơ để nang cao độ phì nhiêu cho đất.
3. Trong các biện pháp đã nêu, biện pháp thủy lợi là quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập.
Luyện tập
Ngoài các biện pháp chính sử dụng để cải tạo đất mặn kể trên, hiện nay người ta còn sử dụng biện pháp:
- Biện pháp luân canh: có thể giảm diện tích lúa 2-3 vụ/năm sang trồng lúa 1 vụ luân canh với nuôi tôm hoặc nuôi trồng thủy sản trong thời gian nhiễm mặn để đem lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho nông dân.
- Sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
Vận dụng:
Mô hình sử dụng đất mặn hiệu quả: mô hình sản xuất thủy sản - nông nghiệp kết hợp (VD: lúa 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ, chuyên màu, lúa - tôm sú, dừa - tôm càng xanh, chuyên dừa, chuyên muối, cây ăn trái, thủy sản lợ, mặn và tôm - rừng).