Vận dụng:
1. Xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.
2. Đất lâm nghiệm chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn vì đất lâm nghiệp đa số ở vùng có độ dốc lớn hơn đất đất nông nghiệp (thường ở vùng đồng bằng, nếu ở vùng đồi núi thì đa số thiết kế theo dạng bậc thang để giảm xói mòn).
Hình thành kiến thức:
1. Làm ruộng bậc thang và thềm cây ăn quả lại có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá vì:
- Làm ruộng bậc thang để hạn chế dòng chảy rửa trôi
- Trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy
2. Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:
- Trồng cây theo luống có khả năng chống xói mòn.
- Trồng cây có bộ rễ khỏe, có khả năng phá lớp đất rắn bề mặt.
- Trồng cây che phủ đất: đảm bảo đất luôn được che phủ bằng cây trồng chính hoặc cây che phủ, nhất là mùa mưa.
- Che phủ đất bằng các bộ phận dư thừa của cây trồng sau khi thu hoạch.
- Luân canh cây trồng để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi
- Trồng cây theo đường đồng mức, theo bằng giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa
- Bón vôi, bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để giảm độ chua.