Ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ ở Việt Nam:
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc: Nhân dân ta tiếp thu, sáng tạo một số phong tục có nguồn gốc từ Trung Quốc như tết Hàn thực, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu,... nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với sinh hoạt văn hoá của người Việt. Tết Hàn thực sang Việt Nam trở thành tết Bánh trôi, bánh chay, tết Đoan ngọ trở thành ngày tết “giết sâu bọ”, tết Trung thu của người Việt Nam dành cho thiếu nhi trong khi ở Trung Quốc dành cho sum họp gia đình,... Đó là nét khác biệt thể hiện sự tiếp thu và Việt hoá văn hoá Trung Quốc của người Việt.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ: Ảnh hưởng từ văn hóa Bà la môn và Ấn Độ giáo cũng được thể hiện trên các công trình điêu khắc ở tháp Chăm Mỹ Sơn, đặc biệt là các mảng điêu khắc vũ nữ Trà Kiệu, tượng Apsara, các động tác múa có ảnh hưởng từ các điệu múa nghi lễ, múa cung đình Ấn Độ đã được bản địa hóa và ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các văn bia. Nếu như các công trình kiến trúc ở Đồng Dương dù có chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ nhưng vẫn có những đặc điểm phong cách của người bản địa với các hình người dân tộc Chăm có các đặc trưng nổi trội như “môi dày, có viền, ria mép dày rậm, nhiều khi liền vào với môi trên, mũi tẹt, cánh mũi rộng…”. Còn ở di chỉ Trà Kiệu, các hình người có khuôn mặt tươi tắn, miệng mỉm cười, mắt hình khuy áo không có con ngươi, mũi thon, đầu đội mũ Gia ta; các hình động vật như bò, voi, sư tử được diễn tả tự nhiên, sinh động, ngộ nghĩnh, khỏe khoắn, ảnh hưởng sâu đậm của phong cách Amaravati miền Nam Ấn Độ.