Hướng dẫn giải chi tiết bài 4 Khách quan và công bằng bộ sách mới Công dân 9 kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Em hãy kể về một trường hợp thể hiện sự khách quan, công bằng trong cuộc sống mà em được chứng kiến
Bài làm chi tiết:
Năm ngoái, em tham gia cuộc thi vẽ tranh cấp tỉnh. Em rất vui khi được vào chung kết với 20 bạn khác.
Ban giám khảo chấm điểm bài thi rất khách quan, không thiên vị ai. Họ dành thời gian xem xét kỹ lưỡng từng bài thi, đánh giá dựa trên tiêu chí đã đề ra.
Em ấn tượng nhất với bài thi vẽ về đề tài "Gia đình hạnh phúc". Bức tranh đẹp, bố cục hài hòa, màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, ban giám khảo nhận xét rằng bức tranh chưa thể hiện hết ý nghĩa đề tài. Họ cho rằng gia đình hạnh phúc không chỉ là nụ cười hay khoảnh khắc vui vẻ mà còn là sự yêu thương, chia sẻ.
Cuối cùng, giải nhất thuộc về bạn vẽ tranh về đề tài "Bảo vệ môi trường". Bức tranh đẹp và truyền tải thông điệp ý nghĩa.
Em thấy việc chấm điểm công bằng, khách quan của ban giám khảo giúp cuộc thi thành công và khích lệ thí sinh theo đuổi đam mê nghệ thuật.
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
“Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế…tốt đẹp với mọi người”
a. Để thực hiện được tính khách quan, người cán bộ kiểm sát phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thiếu khách quan trong công việc?
b. Qua thông tin trên, em hãy chỉ ra các biểu hiện và ý nghĩa của khách quan
c. Theo em, nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ có tác hại gì?
a. Cán bộ kiểm sát phải công tâm, luôn tôn trọng sự thật khách quan, giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật và qui định của Ngành, không mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, không thiên vị hoặc áp đặt thành kiến cá nhân đối với bất kỳ đương sự nào trong giải quyết vụ việc, không can thiệp trái pháp luật
=> Nếu không đáp ứng được những nguyên tắc trên, sẽ làm tăng những oan sai, xét xử sai người, sai tội, làm mất niềm tin của người dân, làm bộ máy nhà nước yếu đi
b. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị
c. Theo em, nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ dẫn tới những sai lầm trong công việc, ứng xử, ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.
Em hãy đọc thông tin và trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
“Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển….cùng phát triển”
“H sinh ra và lớn lên…của mình”
“Phòng khám bệnh…làm việc ở đây”
a. Em hãy chỉ ra những biểu hiện của công bằng/thiếu công bằng trong các thông tin, trường hợp trên
b. Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống”
Bài làm chi tiết:
a.
| Biểu hiện công bằng | Biểu hiện thiếu công bằng |
Trường hợp 1 | Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của con người trước pháp luật | X |
Trường hợp 2 | Hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số => đảm bảo cơ hội học tập | X |
Trường hợp 3 | X | Không tuân thủ quy định xếp hàng đến lượt mà nhờ cậy vào mối quan hệ để được ưu tiên |
b. Công bằng là một giá trị đạo đức cao quý, là nền tảng cho một xã hội văn minh, phát triển. Thiếu công bằng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Do đó, mỗi người cần phải ý thức được tầm quan trọng của công bằng và nỗ lực để xây dựng một xã hội công bằng cho tất cả mọi người.
Em hãy đọc trường hợp, kết hợp quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:
Một nhóm sinh viên đại học về trường của K để khảo sát hứng thú học tập của học sinh. K nhận hai phiếu và viết luôn cho G. Thấy vậy, B hỏi: “Hứng thú học tập của G có giống cậu đâu mà cậu lại viết giúp G vậy?”. K cười đáp: “Chúng mình đều là học sinh, học chung lớp, chung trường nên sẽ có hứng thú giống nhau!”.
a. Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của các nhân vật trong những trường hợp trên?
b. Nếu ở trong các trường hợp đó, em sẽ làm gì?
Bài làm chi tiết:
Trường hợp 1: K thiếu khách quan trong lựa chọn của mình khi không tôn trọng ý kiến của G
=> Nếu ở trong trường hợp đó em sẽ đưa phiếu cho G để G tự đánh dấu như mong muốn của bản thân
Trường hợp 2: Bạn nam sai khi cư xử thiếu khách quan, công bằng, không nhìn nhận vấn đề, khả năng của Q mà chỉ vì 1 xích mích nhỏ do lỗi lầm của mình gây ra mà bác bỏ đi tiềm năng, năng lực của Q
=>Nếu em ở trong trường hợp đóem sẽ suy nghĩ lại hành động của mình, không nên vì bản thân mà đưa ra quyết định sai lầm
Câu 1: Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nói về sự khách quan, công bằng? Câu nào nói về sự thiếu khách quan, công bằng? Vì sao?
a. Nói có sách, mách có chứng
b. Yêu nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau thì quả bổ hòn cũng vuông
c. Nhất bên trọng nhất bên khinh
d. Quân pháp bất vị thân
e. Ăn cho đều, kêu cho sòng
g. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu
Bài làm chi tiết:
a. Khách quan.
Ý nghĩa: cần phải có dẫn chứng, bằng chứng trước lời nói của mình, tránh đưa ra quan điểm một chiều, cá nhân
b. Thiếu khách quan.
Ý nghĩa: thể hiện tình cảm cá nhân, hành động và suy nghĩ của bản thân chi phối bao trùm
c. Thiếu khách quan.
Ý nghĩa: thể hiện sự thiếu khách quan, cư xử không đúng
d. Khách quan.
Ý nghĩa: theo một nghĩa phổ quát nhất của câu “Quân pháp bất vị thân” đó là pháp luật của vua không thiên vị bất kỳ ai.
e. Khách quan.
Ý nghĩa: thể hiện sự công bằng, sòng phẳng trong công việc cũng như hưởng thụ thành quả.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây thể hiện/không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?
a. Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng ý kiến đó là ý kiến sai
b. Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông
c. Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ
d. P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã có ý phân công cho M công việc nhe nhàng
e. Chị gái của H được cộng điểm ưu tiên vào đại học vì người dân tộc thiểu số
g. Mặc dù có sự chênh lực về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn
Bài làm chi tiết:
a. Không khách quan.
Vì ở đây, M chưa thể hiện được cái nhìn một cách chính xác, trung thực quan điểm của mình mà chỉ hùa theo số đông
b. Khách quan.
Vì bố mẹ V đã nhìn nhận đúng tính chất của sự việc, không vì tình cảm cá nhân mà đưa ra sự định kiến, thiên vị
c. Thiếu khách quan.
Vì công việc nội trợ bất kỳ ai cũng có khả năng làm, không nên có sự phân biệt giới tính ở đây, bố và em trai có thể giúp đỡ khi có thể
d. Không khách quan.
Vì P không nên vì tình cảm cá nhân mà có sự thiên vị với M, cần phải đề cao tính công bằng
e. Khách quan.
Vì đảm bảo công bằng trong giáo dục, ai cũng có cơ hội được tiếp cận đối với giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh ở vùng khó khăn
g. Không khách quan.
Vì K cần nhìn nhận sự việc một cách khách quan, không để nỗi sợ, tình cảm cá nhân chi phối
Câu 3: Từ quan niệm “Không có sự khách quan và công bằng, không thể có niềm tin và sự đồng lòng của mọi người”, em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của sự khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan và công bằng
Bài làm chi tiết:
Sự khách quan và công bằng là những phẩm chất đạo đức quan trọng, là nền tảng cho một xã hội văn minh, phát triển. Quan niệm “Không có sự khách quan và công bằng, không thể có niềm tin và sự đồng lòng của mọi người” đã khẳng định tầm quan trọng của những giá trị này trong việc xây dựng một xã hội đoàn kết, gắn bó.
Sự khách quan và công bằng mang ý nghĩa to lớn trong việc tạo dựng niềm tin, khuyến khích sự hợp tác, giảm thiểu mâu thuẫn và thúc đẩy sự phát triển chung. Khi mọi người được đối xử công bằng, không thiên vị, họ sẽ tin tưởng vào luật pháp, hệ thống chính trị và vào những người lãnh đạo. Niềm tin này là nền tảng cho sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Sự công bằng còn tạo động lực cho mọi người hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Khi cảm thấy được đối xử công bằng, con người sẽ sẵn sàng chung tay góp sức cho mục tiêu chung.
Ngược lại, sự thiếu khách quan và công bằng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nó sẽ gây ra sự bất mãn, phẫn uất, dẫn đến những hành vi tiêu cực, mâu thuẫn và xung đột. Khi con người không được đối xử công bằng, họ sẽ không có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình, cản trở sự phát triển chung của xã hội.
Sự khách quan và công bằng là những giá trị đạo đức cần thiết cho một xã hội văn minh, phát triển. Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của những giá trị này và nỗ lực để xây dựng một xã hội công bằng cho tất cả mọi người.
Câu 4: Em hãy đọc cái tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?
b. Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng
Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C
Bài làm chi tiết:
a. Hành vi của bạn H thể hiện sự thiếu công bằng khi thiên vị lớp 9B, gây mất niềm tin và tạo nên làn sóng phẫn nộ vì sự cư xử thiếu khách quan của H
Theo em H cần phải trung thực, làm đúng vai trò trọng tài của mình
b. Mức lương, chế độ đãi ngộ đều được nhà nước quy định, do đó phân xưởng phải chấp hành đúng theo quy định của nhà nước
Câu 5: Em hãy kể về một số biểu hiện thiếu khách quan, công bằng trong cuộc sống và đề xuất cách khắc phục phù hợp
Bài làm chi tiết:
Bình chọn cho một bộ phim vì có thần tượng của mình tham gia diễn xuất mà không bình chọn diễn viên có thực lực tốt hơn.
Cách khắc phục:
- Trước khi bầu chọn, cần nghiên cứu, xem xét kĩ các tiêu chí đánh giá;
- Thực hiện đánh giá một cách công tâm, không thiên vị
Câu 1: Em hãy sưu tầm câu chuyện về sự khách quan, công bằng và rút ra bài học cho bản thân
Bài làm chi tiết:
Chuyện về viên quan thanh liêm
Ngày xửa ngày xưa, có một vị quan thanh liêm tên là Trần Thủ Độ. Ông nổi tiếng với sự công bằng và chính trực, luôn đặt lợi ích của dân lên hàng đầu.
Một hôm, có một người phụ nữ đến kêu oan rằng mảnh đất của bà bị một tên quan tham chiếm đoạt. Trần Thủ Độ đã đích thân đến hiện trường để điều tra. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, ông nhận thấy lời của người phụ nữ là đúng.
Ngay lập tức, Trần Thủ Độ đã ra lệnh trừng trị tên quan tham và trả lại mảnh đất cho người phụ nữ. Việc làm của ông đã được người dân ca ngợi và tin tưởng.
Bài học rút ra:
Câu chuyện về viên quan thanh liêm Trần Thủ Độ cho ta thấy tầm quan trọng của sự khách quan và công bằng trong cuộc sống. Khi chúng ta biết nhìn nhận mọi việc một cách khách quan, công bằng, chúng ta sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt và đúng đắn.
Câu 2: Em hãy cùng nhóm bạn thiết kế một áp phích tuyên truyền về vai trò của sự công bằng trong xã hội
Bài làm chi tiết:
Giải Công dân 9 Kết nối tri thức, Giải bài 4 Khách quan và công bằng Công dân 9 KNTT, giải công dân 9 kết nối bài 4 Khách quan và công bằng