Hướng dẫn giải chi tiết bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bộ sách mới Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức phân môn Địa lí. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ trù phú, nơi sản xuất lương thực, nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước. Vậy, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thế mạnh và hạn chế gì? Dân cư và một số vấn đề xã hội của vùng ra sao? Các ngành kinh tế nào được xác định là thế mạnh của vùng?
Bài làm chi tiết:
- Thế mạnh:
+ Đất: Đồng bằng sông Cửu Long có 1,2 triệu ha diện tích đất phù sa ngọt
+ Khí hậu cận xích đạo
+ Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt
+ Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn
+ Tài nguyên biển hết sức phong phú
- Hạn chế:
+ Mùa khô nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và độ mặn trong đất
+ Đất mặn và đất phèn chiếm phần lớn diện tích, cùng với sự thiếu nước vào mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn
+ Tài nguyên khoáng sản hạn chế
- Dân cư và một số vấn đề xã hội của vùng:
+ Đây là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao
+ Xã hội: trình độ đô thị hóa còn thấp, trình độ dân trí thấp hơn cả nước
- Ngành kinh tế thế mạnh của vùng là: du lịch, thuỷ sản,...
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1, hình 20.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
* Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Có diện tích hơn 40 nghìn km2 (chiếm hơn 12% diện tích cả nước)
- Nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, liền kề vùng Đông Nam Bộ, giáp với Cam-pu-chia; phía tây và phía đông nam có một vùng biển rộng, với nhiều đảo và quần đảo như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Nam Du,...
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo thuận lợi để vùng phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong lưu vực sông Mê Công
Câu hỏi: Dựa vào hình 20.1 và thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh, hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
a. Thế mạnh:
- Địa hình, đất:
+ Địa hình và đất: Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho cư trú và sản xuất
+ Đất chủ yếu là nhóm đất phù sa, được chia thành ba loại chính: đất phù sa sông thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đất phèn và đất mặn có thể cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả, thực phẩm hoặc nuôi trồng thuỷ sản, phát triển rừng
- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, phân hoá rõ rệt thành mùa mưa và mùa khô. Nền nhiệt cao và ổn định với nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, lượng mưa dồi dào, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Nguồn nước:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt
+ Đồng thời, sông ngòi là nơi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng
- Sinh vật: phong phú và đa dạng
- Tài nguyên biển:
+ Phong phú, có ngư trường trọng điểm với nhiều cá tô
+ Nhiều đảo và quần đảo với các bãi tắm đẹp, vùng thềm lục địa có tiềm năng về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên
+ Ven biển có tiềm năng xây dựng cảng biển và phát triển điện gió,....
b. Hạn chế:
- Diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn lớn
- Mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt
- Tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu
- Trên đất liền nghèo khoáng sản
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích đặc điểm dân cư và một số vấn đề xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
* Đặc điểm dân cư và một số vấn đề xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Đặc điểm dân cư:
+ Quy mô và gia tăng dân số: Có quy mô dân số là 17,4 triệu người, chiếm 17,7% dân số cả nước; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp
+ Cơ cấu dân số: 69,4% dân số của vùng thuộc nhóm người từ 15 đến 64 tuổi, đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế; nhóm người dưới 15 tuổi chiếm 21,6%, nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 9%
+ Thành phần dân tộc: Trong vùng có người Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... cùng chung sống
+ Phân bố dân cư: mật độ dân số của vùng là 426 người/km, cao hơn mức trung bình cả nước. Dân cư tập trung khá đông ở ven sông Tiền, sông Hậu; vùng bán đảo Cà Mau dân cư thưa hơn. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp
- Một số vấn đề xã hội:
+ Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Sự giao thoa của các cộng đồng dân tộc tạo nên nét đặc sắc về văn hoá Nam Bộ
+ Trong những năm qua, đời sống của dân cư trong vùng ngày càng được nâng lên
Câu hỏi: Dựa vào hình 20.2 và thông tin mục a, hãy trình bày sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
* Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, đặc biệt là lúa và cây ăn quả
+ Đây là vùng sản xuất lúa lớn nhất, với chiếm trên ½ diện tích và sản lượng của cả nước. Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng
+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại như: xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng,... được trồng nhiều ở các tỉnh như Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,....
+ Ngoài ra, đây còn là vùng trồng nhiều dừa nhất cả nước, trong đó Bến Tre là tỉnh đứng đầu.
+ Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, nhất là vịt. Vịt được nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh. Ngoài ra nhiều nơi còn chăn nuôi lợn, bò,...
- Thuỷ sản:
+ Là thế mạnh hàng đầu của vùng
+ Sản lượng thuỷ sản tăng liên tục, chiếm trên 55% tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn hơn và tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản khai thác
+ Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản lớn nhất cả nước: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,…
Câu hỏi: Dựa vào hình 20.2 và thông tin mục b, hãy:
- Trình bày sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp thế mạnh (sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất điện) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xác định vị trí một số nhà máy điện trên bản đồ.
Bài làm chi tiết:
* Sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp thế mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:
+ Là ngành quan trọng của vùng
+ Các sản phẩm chủ yếu của ngành là gạo xay xát, thuỷ sản ướp đông, rau quả đóng hộp, thức ăn chăn nuôi,...
+ Ngoài việc cung cấp trong nước, một số sản phẩm còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại giá trị kinh tế cao
- Công nghiệp sản xuất điện:
+ Sản lượng điện tăng nhanh do nhiều nhà máy điện được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
+ Bên cạnh các nhà máy nhiệt điện, trong những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện gió, điện mặt trời
+ Việc đầu tư phát triển điện gió, điện mặt trời góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Một số nhà máy điện trên bản đồ: Nhà máy Sông Hậu, Nhà máy Duyên Hải 1, Nhà máy Cần Thơ,…
Câu hỏi: Dựa vào hình 20.2 và thông tin mục c, hãy trình bày sự phát triển và phân bố một số hoạt động dịch vụ thế mạnh (thương mại, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải đường thuỷ, du lịch) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
* Sự phát triển và phân bố một số hoạt động dịch vụ thế mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Thương mại:
+ Hoạt động nội thương phát triển đa dạng, chợ nổi trên sông đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của vùng
+ Các trung tâm thương mại, siêu thị có ở nhiều nơi, nhất ở là các thành phố lớn + Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng đầu cả nước là gạo, thuỷ sản ướp đông và rau quả
- Tài chính ngân hàng: phát triển rộng rãi hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để sản xuất và kinh doanh
- Giao thông vận tải đường thuỷ:
+ Phát triển rộng khắp, đảm nhiệm vai trò quan trọng hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hoá của vùng
+ Hệ thống cảng biển và cửa khẩu được thuận tiện; các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông cũng được nâng cấp
- Du lịch là ngành kinh tế có thế mạnh, nhất là các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo
Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 5, hãy trình bày khái quát về Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
* Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Vùng có diện tích hơn 16 nghìn km2 (chiếm hơn 5% diện tích cả nước) với số dân khoảng 6,1 triệu người (chiếm 6,2% số dân cả nước), đóng góp khoảng 4% GDP cả nước; bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
- Sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất điện; phát triển du lịch; giao thông đường biển, đường sông, đường hàng không,…là các thế mạnh nổi trội của vùng.
- Những năm qua, vùng đã trở thành trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, có đóng góp quan trọng vào xuất khẩu nông sản và thuỷ sản cả nước; thúc đẩy sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Định hướng phát triển: tập trung vào tam giác Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang
Câu hỏi: Dựa vào bảng 20.3, hãy tính tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021. Rút ra nhận xét.
Bài làm chi tiết:
* Tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:
- Năm 2010:
+ Diện tích gieo trồng lúa so với cả nước: 3,92 : 7,48 x 100% = 52,4%
+ Sản lượng lúa so với cả nước: 21,5 : 40 x 100% = 53,8%
- Năm 2021:
+ Diện tích gieo trồng lúa so với cả nước: 3,89 : 7,23 x 100% = 53,8%
+ Sản lượng lúa so với cả nước: 24,3 : 43,8 x 100% = 55,5%
- Nhận xét:
+ Qua các năm, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long đều có sự tăng trưởng
+ Tuy nhiên, diện tích gieo trồng năm 2021 đã có sự suy giảm từ 7,48 xuống còn 7,23 triệu ha
+ Diện tích và sản lượng lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên ½ của cả nước
Câu hỏi: Tìm hiểu một số biện pháp để khắc phục hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài làm chi tiết:
* Một số biện pháp để khắc phục hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
- Thoát lũ, cấp nước ngọt cho mùa khô.
- Đắp đê bao, xây nhà vùng cao, nhà nổi.
- Khai thác lợi thế do lũ mang lại
- Cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Chuyển hình thức trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá bè, nuôi tôm
Giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức, giải bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 9 Kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long