Giải chi tiết Lịch sử và Địa lí 9 KNTT Chủ đề 1. Đô thị: Địa lí và hiện tại (2)

Hướng dẫn giải chi tiết Chủ đề 1. Đô thị: Địa lí và hiện tại (2) bộ sách mới Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Năm 1950, thế giới chỉ có hai đô thị trên 10 triệu dân là Niu Oóc và Tô-ky-ô. Đến nay, thế giới đã có 32 siêu đô thị. Quá trình phát triển các đô thị hiện đại đã diễn ra như thế nào? Đô thị ngày nay có vai trò và tác động ra sao đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đất nước và khu vực?

Bài làm chi tiết:

- Quá trình phát triển các đô thị hiện đại:

+ Dân số ngày càng tăng cao

+ Dân số ở khu vực nông thôn có xu hướng chuyển dịch đến khu vực thành phố

+ Lối sống thành thị trở nên phổ biến với trang thiết bị đa dạng, cơ sở vật chất hiện đại, xuất hiện nhiều ngôi nhà cao tầng, nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí tăng cao….

+ Xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao thu hút nguồn lao động nông thôn đến thành thị làm việc

- Vai trò và tác động của đô thị ngày nay đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đất nước và khu vực:

+ Đô thị hóa là quá trình tất yếu, khách quan gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, đất nước và khu vực

+ Đô thị hóa và phát triển đô thị là cơ hội đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực, địa phương để có thể phát triển và tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt

1. VAI TRÒ CỦA ĐÔ THỊ

Câu hỏi 1: Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày vai trò của đô thị đối với sự phát triển của khu vực. 

Bài làm chi tiết:

* Vai trò của đô thị đối với sự phát triển của khu vực:

- Đóng vai trò là trung tâm quyền lực và kinh tế của vùng, đất nước hoặc khu vực

- Đô thị là hạt nhân kinh tế của khu vực, động lực phát triển: tạo việc làm, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động,

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: hỗ trợ hiện đại hoá các ngành kinh tế, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao

- Tăng cường liên kết, hội nhập: Đô thị là các đầu mối giao thông, thông tin, trung tâm thương mại, tài chính nên góp phần liên kết các vùng trong nước và quốc tế.

- Lan toả về văn hoá, xã hội: Đô thị là trung tâm văn hoá, xã hội, có sức ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

- Thúc đẩy tăng trưởng xanh: Đi đầu trong giải quyết khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu

2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ THỜI KÌ XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP VÀ HẬU CÔNG NGHIỆP

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục a, hãy mô tả quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp.

Bài làm chi tiết:

* Quá trình đô thị hoá thời kì xã hội công nghiệp:

- Từ cuối thế kỉ XIX, nền sản xuất cơ khí chuyển sang nền sản xuất điện, cơ cấu lao động thay đổi và số dân ở các trung tâm công nghiệp tăng nhanh

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nước

- Quy mô đô thị có xu hướng tăng lên: Các thành phố mở rộng do sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng, dịch vụ nên người lao động có thể sinh sống ở xa trung tâm thành phố.

- Đô thị gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ: Các thành phố công nghiệp điển hình là Man-chét-tơ (Anh), Si-ca-gô (Hoa Kỳ),... các thành phố có hoạt động dịch vụ phát triển là Niu Oóc (Hoa Kỳ), Pa-ri (Pháp),...

- Đô thị phát triển thiếu kiểm soát: Sự mở rộng các đô thị đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Đô thị hoá tự phát ở một số thành phố đã dẫn đến các tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,…

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục b, hãy nêu những nét nổi bật về quá trình đô thị hoá thời kì xã hội hậu công nghiệp.

Bài làm chi tiết:

* Những nét nổi bật về quá trình đô thị hoá thời kì xã hội hậu công nghiệp:

- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh:

+ Ở các nước phát triển, quá trình đô thị hoá đã ổn định, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở mức cao và tăng chậm

+ Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. Ở các nước đang phát triển, quá trình đô thị hoá nhanh và xuất hiện ngày càng nhiều siêu đô thị

- Quy mô các đô thị phát triển mở rộng thành vùng đô thị, dải siêu đô thị. Vùng đô thị là khu vực gồm các thành phố, các thị trấn và vùng ngoại ô, cấu trúc tương tự như các thành phố nhỏ trong một thành phố lớn

- Hoạt động kinh tế của đô thị tập trung vào công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức. Các thành phố đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông tin và tự động hoá sản xuất, làm tăng năng suất lao động

- Đô thị phát triển theo xu hướng đô thị xanh, đô thị thông minh. Các thành phố tập trung vào các lĩnh vực như: phát triển không gian xanh, tăng cường kết nối, chuyển đổi số,.. 

3. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy nêu những tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Bài làm chi tiết:

* Tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam:

- Đô thị hoá tạo động lực phát triển kinh tế cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động

- Đô thị là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

- Đô thị có thuận lợi về cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động chất lượng cao nên thu hút được vốn, khoa học công nghệ.

- Tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, phổ biến lối sống thành thị

- Hiệu ứng lan tỏa từ các đô thị giúp phát triển kinh tế ở vùng nông thôn, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các khu vực.

- Tuy nhiên, một số đô thị đối diện với vấn đề quá tải cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, và tình trạng thiếu việc làm.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau giữa quá trình đô thị hoá ở thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp.

Bài làm chi tiết:

* Sự khác nhau giữa quá trình đô thị hoá ở thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp:

Điểm khác nhau

Thời kì xã hội công nghiệp

Thời kì xã hội hậu công nghiệp

Số dân

Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các nhóm nước

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh

Quy mô đô thị

Có xu hướng tăng lên

Phát triển mở rộng thành vùng đô thị, dải siêu đô thị

Hoạt động kinh tế

Gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Tập trung vào công nghiệp hiện đại và kinh tế tri thức

Sự phát triển

Phát triển thiếu kiểm soát

Phát triển theo xu hướng đô thị xanh, đô thị thông minh

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về một thành phố hoặc thị trấn nơi em sống hoặc gần nơi em sống.

Bài làm chi tiết:

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là thành phố có diện tích lớn nhất nước ta, có vị trí là trung tâm chính trị, là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng tại Việt Nam

- Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam

- Với vai trò thủ đô của Việt Nam, đây là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế

- Hà Nội còn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống và là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam.

Tìm kiếm google:

Giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức, giải Chủ đề 1. Đô thị: Địa lí và Lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức, giải Lịch sử và địa lí 9 Kết nối Chủ đề 1. Đô thị: Địa lí và

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 9 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net