Giải chi tiết Địa lý 11 chân trời mới bài 15 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Giải bài 15 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á, sách Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài

MỞ ĐỘNG

CH: Tây Nam Á là khu vực có vị trí nằm tại ngã ba của châu lục Á - Âu - Phi; nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, khí hậu khô hạn và nhiều hoang mạc; một trong những cái nôi của các nền văn minh cổ đại, có nhiều tôn giáo trên thế giới. Những đặc điểm tự nhiên và xã hội đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội  của các nước trong khu vực?

Hướng dẫn giải

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

CH: 

- Những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của Tây Nam Á

- Đặc điểm vị trí địa lí có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Hướng dẫn giải

- Vị trí địa lí:

+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12°B - 42°B; kinh tuyến: 26°Đ - 73°Đ.

+ Tiếp giáp vịnh Péc-xích, biển Ả-Rập, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.

- Đặc điểm vị trí địa lí:

+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển.

+ Vị trí nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CH: Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á. Đặc điểm này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội như thế nào?

 Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á. Đặc điểm này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

Khí hậu Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

- Những đặc điểm này tạo thuận lợi cho người dân sản xuất nong nghiệp, phát triern công nghiệp, giao lưu và buôn bán với các nước trong khu vực.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

CH:

Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm dân cư của Tây Nam Á.

- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Dựa vào hình 15.3, hình 15.4 và thông tin trong bài, hãy

Hướng dẫn giải

Đặc điểm dân cư:

- Thành phần dân tộc: A-rập và theo đạo Hồi.

- Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

- Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

- Mật độ dân số trung bình khá thấp

- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

Tác động: 

- Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển , thưa thớt ở vùng núi ⟶ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

* Xã hội:

- Các quốc gia Tây Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

2. Xã hội

CH: Dựa vào hình 15.5 và thông tin trong bài, hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

Dựa vào hình 15.5 và thông tin trong bài, hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

Hướng dẫn giải

- Tây Nam Á có vị trí chiến lược về kinh tế- chính trị, tài nguyên thiên nhiên giàu có.  Là cái nôi của nền văn minh cổ đại, tạo tiền đề lớn cho sau về này sự phát triển về lĩnh vực trồng trọt, nông nghiệp.

- Nhiều công trình có giá trị tạo sự thuận lợi cho việc phát triển về du lich.

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

CH: Dựa vào các hình, bảng số liệu và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Tây Nam Á.

Hướng dẫn giải

- Khu vực Tây Nam Á CHIẾM 3,7% GDP của toàn thế giới. Giai đoạn 1965-1985 là giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc của khu vực Tây Nam Á. Giai đoạn 2010-2020 tăng trưởng kinh tế của khu vực thiếu ổn định.

- Kinh tế nhiều nước phụ thuộc vào khai thác, chế biến, xuất khẩu, dầu mỏ.

LUYỆN TẬP

1. Hãy lựa chọn và trình bày ảnh hưởng của một điều kiện tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên ở khu Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Hướng dẫn giải

- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước.

2. Xác định các trung tâm công nghiệp trong hình 15.8. Hãy kể tên các ngành công nghiệp ở ít nhất ba trung tâm công nghiệp.

Hướng dẫn giải

- Trung tâm công nghiệp : Thỏ Nhĩ Kỳ, I -xra-en, Cô oét

- Một số ngành: Khai thác dầu mỏ, Than, sắt,...

VẬN DỤNG

CH: Hãy sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á.

Hướng dẫn giải

Babylon là ngôi thành thuộc một nền văn minh phát triển rực rỡ thời cổ đại. Việc đưa Babylon vào danh sách các di sản sẽ khuyến khích nghiên cứu, bảo tồn và phát triển di tích này, đồng thời quảng bá miễn phí tới khách du lịch.

Thành cổ này nằm cách thủ đô Baghdad 100 km về phía Nam, từng là trung tâm của đế chế Babylon cổ đại cách đây hơn 4.000 năm.  Babylon được xem là thành phố cổ đông dân nhất thế giới trong giai đoạn 1770-1670 TCN và có thể là thành phố đầu tiên trong lịch sử có dân số trên 200.000 người.

Trong nhiều năm, Iraq từng nhiều lần trình hồ sơ lên UNESCO để công nhận Babylon là Di sản thế giới, song đều bị từ chối do quản lý yếu kém. Cho tới tận năm nay, thành phố này mới chính thức được UNESCO chọn vào danh sách Di sản thế giới.

Người dân Iraq đã nỗ lực rất nhiều để thành cổ Bablylon có tên danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Với họ đấy là chiến thắng trên lĩnh vực văn hóa và du lịch. Ngày nay, du khách có thể tham quan các di tích còn lại của thành cổ trải dài trên diện tích 10 km2.

Tuy nhiên, UNESCO vẫn chưa thể công nhận Babylon là Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm do vấp phải sự phản đối của Iraq. Dù vậy, UNESCO cảnh báo địa danh này đang "trong điều kiện cực kỳ dễ bị tổn thương" và cần các biện pháp bảo tồn khẩn cấp.

Tìm kiếm google: Giải Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài Liên minh Châu Âu , giải Địa lí 11 ctst, giải địa lí 11 CTST bài 15, giải bài 15 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net