Giải chi tiết Hóa học 12 cánh diều bài 3 Giới thiệu về carbohydrate

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3 Giới thiệu về carbohydrate sách mới Hóa học 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU

Glucose (C6(H2O)6), saccharose (C12(H2O)11) và tinh bột ([C6(H2O)5]n) là những hợp chất carbohydrate. Nêu một số loại thực vật chứa những carbohydrate này. Cho biết một số điểm chung về thành phần và cấu tạo hóa học của các carbohydrate trên.

Bài làm chi tiết:

Một số loại thực vật chứa những carbohydrate trên như: Nho (chứa glucose), mía (chứa saccharose) và sắn (chứa tinh bột)...

Điểm chung về thành phần và cấu tạo hóa học của các carbohydrate trên là chúng đều có chứa nhiều nhóm H2O trong phân tử.

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

II. CẤU TẠO VÀ HÓA HỌC

Câu hỏi 1: Acetic acid có công thức phân tử C2H4O2 hay C2(H2O)2. Acetic acid có thuộc loại carbohydrate không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Vì công thức phân tử của acetic acid là C2(H2O)2, phù hợp với công thức chung của carbohydrate là Cn(H2O)m (n = m = 2).

  • Acetic acid thuộc loại carbohydrate

Câu hỏi 2: Quan sát Hình 3.1 và Hình 3.2, cho biết vì sao nói glucose và fructose thuộc loại hợp chất polyhydroxy carbonyl.

Bài làm chi tiết:

Vì cả glucose và fructose khi ở dạng mạch hở đều có 5 nhóm hydroxyl trong phân tử mỗi chất, cả hai đều được xếp vào hợp chất polyhydroxy carbonyl. 

Câu hỏi 3: Quan sát Hình 3.3 và Hình 3.4, cho biết trong phân tử maltose, đơn vị glucose có khả năng mở vòng có đặc điểm gì khác so với đơn vị glucose còn lại.

Bài làm chi tiết:

Trong phân tử maltose, đơn vị glucose có khả năng mở vòng có chứa nhóm chức aldehyde ở vị trí mở vòng, trong khi đơn vị glucose còn lại không có.

Câu hỏi 4: Liên kết trong phân tử amylopectin có gì khác so với liên kết trong phân tử amylose?

Bài làm chi tiết:

Sự khác nhau giữa liên kết trong phân tử amylopectin và amylose: Chỉ có liên kết α-1,4-glycosidic tham gia hình thành amylose, nhưng cả liên kết α-1,4-glycosidic và liên kết α-1,6-glycosidic đều có trong amylopectin.

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Vận dụng 1: Trong nước ép mía có khoảng 15% saccharose theo khối lượng. Theo em, có thể dùng phương pháp nào để tách saccharose từ nước ép mía? Phương pháp tách chất này dựa trên tính chất nào của saccharose?

Bài làm chi tiết:

Để tách saccharose từ nước ép mía, người ta thường sử dụng phương pháp kết tinh dựa trên một tính chất của saccharose là chất rắn ở điều kiện thường.

IV. ỨNG DỤNG CỦA CARBOHYDRATE

Vận dụng 2: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ đường saccharose ở nước ta trong những năm gần đây và sản lượng đường tương ứng của Việt Nam. Kể tên một số vùng trồng mía đường tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay.

Bài làm chi tiết:

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), trong những năm gần đây, mức tiêu thụ đường nội địa của Việt Nam được đánh giá ở mức từ 2,3 - 2,4 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng đường trong nước dự kiến sẽ chỉ đáp ứng được 36% nhu cầu tiêu thụ trong năm 2023, tức khoảng 871 nghìn tấn.

Một số vùng trồng mía đường tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay: huyện Lý Nhân và Duy Tiên ở Hà Nam, huyện Khoái Châu ở Hưng Yên, huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc ở Vĩnh Phúc, Thanh Thủy và Hạc Trì ở Phú Thọ, một số huyện ở Nghệ An và Hà Tĩnh... và nhiều huyện khác trên cả nước.

V. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN HÓA TINH BỘT

BÀI TẬP

Bài 1: Trong các chất dưới đây, chất nào không được tạo thành chỉ từ các đơn vị glucose?

  1. Maltose
  1. Saccharose
  1. Tinh bột
  1. Cellulose

Bài làm chi tiết:

Chọn đáp án B, vì saccharose được tạo thành từ sự liên kết của một đơn vị glucose với một đơn vị fructose.

Bài 2: Cho biết mỗi nhận xét dưới đây là đúng hay sai.

  1. Glucose và fructose đều có công thức phân tử là C6H12O6.
  2. Phân tử glucose và fructose đều có chứa nhóm chức hydroxy và nhóm chức carboxyl.
  3. Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucose có nhóm chức aldehyde, còn trong phân tử fructose có nhóm chức ketone.

Bài làm chi tiết:

  1. Đúng.
  2. Đúng.
  3. Đúng.
Tìm kiếm google:

Giải hóa học 12 cánh diều, giải bài 3 Giới thiệu về carbohydrate hóa học 12 cánh diều, giải hóa học 12 cánh diều bài 3 Giới thiệu về carbohydrate

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 12 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net