Hướng dẫn giải chi tiết bài 7 Peptide, protein và enzyme sách mới Hóa học 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Quan sát hình bên và nhận xét về mối quan hệ giữa protein, peptide và các α-amino acid.
Bài làm chi tiết:
Nhận xét: Mối quan hệ giữa protein, peptide và các α-amino acid là mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau.
Câu hỏi 1: Quan sát Hình 7.1 và cho biết những nhóm chức nào trong phân tử các α-amino acid đã tham gia hình thành liên kết peptide.
Bài làm chi tiết:
Trong Hình 7.1, hai nhóm chức –COOH và –NH2 cùng tham gia hình thành liên kết peptide.
Luyện tập 1: Viết cấu tạo của các phân tử peptide được hình thành do sự kết hợp của:
Bài làm chi tiết:
Cấu tạo các phân tử peptide:
Thí nghiệm 1: Phản ứng màu biuret của peptide.
Chuẩn bị:
Tiến hành:
Yêu cầu: Quan sát màu sắc của dung dịch trong ống nghiệm sau 2 – 3 phút. Mô tả các hiện tượng quan sát được.
Bài làm chi tiết:
Lúc đầu trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh. Sau khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào, ta thấy kết tủa tan dần và dung dịch chuyển sang màu vàng tím.
Luyện tập 2: Cho peptide A có công thức cấu tạo Ala-Gly-Val.
Bài làm chi tiết:
Ala-Gly-Val+3NaOH → H2N-CHCH3-COONa
+H2N-CH2-COONa+H2N-CHC3H7-COONa+3H2O
Luyện tập 3: Dung dịch thu được sau khi thủy phân hoàn toàn một peptide với kiềm có phản ứng màu biuret không? Vì sao?
Bài làm chi tiết:
Dung dịch thu được sau phản ứng không có phản ứng màu biuret vì sản phẩm thu được không chứa peptide dư mà chỉ còn các muối vừa tạo ra.
Vận dụng:
Bài làm chi tiết:
=> việc uống sữa khi bị ngộ độc bởi những loại kim loại trên là hợp lý.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 2: Sơ chế sữa
Bước 3: Chế biến sữa chua
Bước 4: Ủ ấm sữa chua
Bước 5: Ủ lạnh và thưởng thức
Trong đó, acid lactic là yếu tố làm nên độ đặc của sữa chua.
Thí nghiệm 2: Sự đông tụ protein.
Chuẩn bị:
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 mL dung dịch lòng trắng trứng, đun trên đèn cồn trong khoảng 1 phút.
Yêu cầu: Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.
Bài làm chi tiết:
Sau khi đun nóng, ta thấy dung dịch lòng trắng trứng trong ống nghiệm bị đông tụ.
Vận dụng 3: Tìm hiểu cách làm nước mắm và cho biết yếu tố nào đã được sử dụng để thực hiện quá trình chuyển hóa protein có trong thịt cá thành các amino acid.
Bài làm chi tiết:
Các bước làm nước mắm:
Bước 1: Sơ chế cá
Bước 2: Ướp cá
Bước 3: Lọc mắm
Enzyme có trong thịt cá là chất thực hiện quá trình chuyển hóa protein thành các amino acid.
Thí nghiệm 3: Phản ứng tạo màu của protein với nitric acid.
Chuẩn bị:
Tiến hành:
Yêu cầu: Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trước và sau khi đun nóng.
Chú ý an toàn: Cẩn thận khi làm việc với HNO3 đặc.
Bài làm chi tiết:
Sau khi đun nóng, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng.
Câu hỏi 2: Cho biết ưu điểm của xúc tác enzyme so với xúc tác hóa học.
Bài làm chi tiết:
Ưu điểm của enzyme so với các chất xúc tác hóa học là khả năng hoạt động mạnh ở áp suất thường, nhiệt độ 20 đến 700C và vùng pH từ 1-12.
Câu hỏi 3: Bromelain papain là những enzyme có tác dụng thủy phân protein. Bromelain có nhiều trong quả dứa (thơm) còn papain có nhiều trong quả đu đủ. Giải thích vì sao thịt được ướp với nước ép dứa hoặc đu đủ thì khi nấu sẽ nhanh mềm hơn.
Bài làm chi tiết:
Do enzyme có nhiều trong quả dứa và quả đu đủ có tác dụng phân giải protein có trong thịt khiến cho thịt khi nấu cùng sẽ nhanh mềm hơn.
Bài 1: Phân tử chất nào dưới đây không chứa liên kết peptide? Giải thích.
Bài làm chi tiết:
Phân tử của (B) và (C) chứa liên kết peptide do được tạo từ các α-amino acid, trong khi phân tử của (A) không chứa liên kết peptide do một α-amino acid liên kết với một β-amino acid.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo của các phân tử dipeptide mạch hở, trong đó, thành phần bao gồm cả hai loại đơn vị cấu tạo là glycine và alanine.
Bài làm chi tiết:
Có hai dipeptide được hình thành từ glycine và alanine, đó là:
Bài 3: Thủy phân một tripeptide thu được 3 amino acid là Ala, Gly và Val. Cho biết cấu tạo có thể có của tripeptide đem thủy phân ở trên.
Bài làm chi tiết:
Tripeptide trên có thể có những cấu tạo như:
Ala–Gly–Val, Ala–Val–Gly, Gly–Ala–Val, Gly–Val–Ala, Val–Gly–Ala,
Val–Ala–Gly.
Bài 4*: Thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của nước mắm (được sản xuất từ cá) và nước tương (được sản xuất từ đậu nành) là các amino acid tạo thành từ sự thủy phân hoàn toàn của protein có trong cá hoặc đậu nành. Tìm hiểu và cho biết độ đạm của nước tương, nước mắm tương ứng với thành phần nào có trong nước tương, nước mắm. Độ đạm có tỉ lệ thuận với hàm lượng amino acid có trong nước tương, nước mắm không? Giải thích.
Bài làm chi tiết:
Độ đạm tương ứng với hàm lượng nitrogen có trong nước mắm, nước tương.
Độ đạm có tỉ lệ thuận với hàm lượng amino acid có trong nước mắm, nước tương. Vì hàm lượng nitrogen quyết định đến độ đạm trong khi nitrogen có trong thành phần của amino acid.
Giải hóa học 12 cánh diều, giải bài 7 Peptide, protein và enzyme hóa học 12 cánh diều, giải hóa học 12 cánh diều bài 7 Peptide, protein và enzyme