Hướng dẫn giải tuần 7 sách mới Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
1. Trao đổi với khách mời về chủ đề phòng chống hoả hoạn.
2. Ghi nhớ những biện pháp phòng chống hoả hoạn.
1. Một số thông tin về chủ đề phòng chống hỏa hoạn:
Phòng chống hỏa hoạn là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần tự nhận thức được tầm quan trọng của việc học các kỹ năng phòng, chống hoả hoạn
2. Một số biện pháp phòng chống hỏa hoạn:
- Lắp đặt hệ thống điện an toàn: Sử dụng dây điện, ổ cắm, cầu dao chất lượng tốt, phù hợp với công suất sử dụng.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: Tránh tình trạng chập điện, quá tải dẫn đến hỏa hoạn.
- Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy: Thay thế các vật liệu dễ cháy như mành tre, nệm mút bằng các vật liệu khó cháy.
- Trang bị bình chữa cháy xách tay
- Huấn luyện sử dụng bình chữa cháy: Nắm rõ cách thức sử dụng bình chữa cháy để có thể dập tắt đám cháy ban đầu.
- Dọn dẹp nhà cửa, kho xưởng gọn gàng
- Cấm hút thuốc lá trong nhà, khu vực nguy hiểm cháy nổ.
- Nâng cao ý thức của trẻ em về nguy cơ hỏa hoạn và cách thức phòng ngừa.
1. Chơi trò chơi "Bức tranh bí ẩn".
– Mỗi nhóm chọn một mảnh ghép để trả lời câu hỏi có nội dung về phòng chống hoả hoạn;
– Trả lời đúng câu hỏi của mỗi mảnh ghép thì một phần hình ảnh của tranh chủ đề sẽ được mở ra;
– Các nhóm có thể đoán luôn tranh chủ đề sau khi mở mảnh ghép thứ hai;
– Nhóm nào đoán được nhiều mảnh ghép hoặc đoán đúng tranh chủ đề sẽ thắng cuộc.
2. Thảo luận với bạn về ý nghĩa của tranh chủ đề.
1. Em có thể thực hiện trò chơi trên lớp cùng các bạn
2. Ý nghĩa của bức tranh chủ đề: Thông qua những bức tranh chủ đề, chúng ta có thể nhận biết được những cách để phòng chống hoả hoạn
1. Nêu những nguyên nhân gây hoả hoạn được thể hiện trong các tranh sau:
2. Kế thêm những nguyên nhân gây hoả hoạn khác.
1. Những nguyên nhân gây hỏa hoạn được thể hiện trong các bức tranh:
Hình 1: Để chất dễ cháy nổ ở những nơi gần nguồn lửa
Hình 2: Không rút dây điện ra khỏi ổ, cháy ổ cắm điện
Hình 3: Sử dụng thiết bị di động ở cây xăng
Hình 4: Đốt cháy rừng
2. Một số nguyên nhân gây hỏa hoạn khác:
- Sét đánh gây ra hỏa hoạn cho các nhà cửa, cây cối, khu vực dễ cháy
- Bão, lốc xoáy có thể làm đổ cây, cột điện, gây chập điện và hỏa hoạn
- Thả đèn trời, đốt pháo hoa, đốt lửa trại không đúng cách có thể gây ra hỏa hoạn
- Cháy nổ bình gas, xăng dầu do rò rỉ, sử dụng không đúng cách
- Cháy nổ xe máy, ô tô do chập điện, lỗi kỹ thuật hoặc tai nạn
1. Tham gia diễn tập phản ứng nhanh khi có chuông báo cháy.
2. Nêu những điều học được sau diễn tập.
1. Khi có chuông báo cháy, em cần:
- Quan sát lớp học, những khu vực có biển báo "EXIT" (lối thoát) và "Khu vực an toàn";
- Lắng nghe tiếng chuông, khi tiếng chuông vang lên, nhanh chóng tìm khu vực có biển báo "EXIT" gần nhất để di chuyển ra bên ngoài;
- Chú ý quan sát khi di chuyển và phải đảm bảo di chuyển nhanh, đúng quy định để đến được nơi an toàn.
2. Sau buổi diễn tập, em học được những kỹ năng phản ứng khi xảy ra hoả hoạn, cách xử lý trước các tình huống hoả hoạn.
Giải chi tiết Hoạt động trải nghiệm 5 CTST bản 1, giải Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 tuần 7 , Giải tuần 7 Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1