Giải chi tiết Khoa học tự nhiên 9 CTST bài 25: Acetic acid

Hướng dẫn giải chi tiết bài 25: Acetic acid bộ sách mới Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

MỞ ĐẦU 

Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng 2% - 5%, thường được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn nhiều ứng dụng khác

Acetic acid có cấu tạo như thế nào? Hợp chất này có tính chất và ứng dụng gì trong đời sống?

Bài làm chi tiết:

Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng 2% - 5%, thường được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn nhiều ứng dụng khác

- Acetic acid là hợp chất hữu cơ, có:

+ Công thức phân tử là C2H4O2.

+ Công thức cấu tạo thu gọn của acetic acid: CH3COOH. Đặc điểm công thức cấu tạo: có một nhóm -COOH liên kết với nhóm -CH3.

-Tính chất của acetic acid:

+ Tính chất vật lý: là chất lỏng, không màu, vị chua, mùi đặc trưng, sôi ở 118℃, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước.

+ Tính chất hóa học của acetic acid:

  1. Có tính chất chung của một acid: làm đổi màu quỳ tím, phản ứng với một số kim loại, oxide base, muối carbonte,...
  2. Phản ứng với ethylic alcohol tạo ester.

- Ứng dụng của acetic acid: từ acetic acid, người ta có thể tạo ra một số sản phẩm như giấm ăn, chất dẻo, tơ nhân tạo, dược phẩm,…

1. CÔNG THỨC PHÂN TỬ, CÔNG THỨC CẤU TẠO CỦA ACETIC ACID

Câu 1: Quan sát Hình 25.1, hãy nhận xét về công thức cấu tạo của acetic acid

Ảnh có chứa văn bản, Phông chữ, ảnh chụp màn hình, hàng

Mô tả được tạo tự động

Bài làm chi tiết:

Quan sát Hình 25.1, Trong cấu tạo của acetic acid, có một nhóm -COOH liên kết với nhóm -CH3

2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ACETIC ACID

Câu 2: Theo em, những thông tin nào cho biết acetic acid nặng hơn nước và tan vô hạn trong nước

Bài làm chi tiết:

Theo em, Khối lượng riêng của acetic acid là 1,045g/mL, nặng hơn khối lượng riêng của nước. Từ đó ra rút ra được: acetic acid nặng hơn nước.

Khi cho acetic acid vào nước với lượng bất kì, ta luôn thu được hỗn hợp đồng nhất. Từ đó ra rút ra được: acetic acid tan vô hạn trong nước.

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ACETIC ACID

Câu 3: Quan sát Hình 25.3, em hãy giải thích hiện tượng của Thí nghiệm 1

Ảnh có chứa văn bản, đồ để trên bàn, cốc mỏ thí nghiệm

Mô tả được tạo tự động

Bài làm chi tiết:

Quan sát Hình 25.3, Acetic acid có tính chất chung của một acid, vì vậy quỳ tím bị đổi sang màu hồng khi gặp dung dịch acetic acid. 

Luyện tập: Hãy trình bày cách phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: acetic acid, ethylic alcohol, sodium hydroxide

Bài làm chi tiết:

Chúng ta dùng giấy quỳ tím để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt trên. Hiện tượng quan sát được như sau:

+Mẫu dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển hồng:  acetic acid (CH3COOH);

+Mẫu dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển xanh: sodium hydroxide (NaOH);

+Mẫu dung dịch không làm giấy quỳ tím đổi màu: ethylic alcohol.

Câu 4: Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi ống nghiệm

Bài làm chi tiết:

Tiến hành Thí nghiệm 2. Hiện tượng quan sát được như sau:

+Ống nghiệm 1 đựng khoảng 01 gam đá vôi đập nhỏ: có khí thoát ra.

+Ống nghiệm 2 đựng vài viên kẽm nhỏ: có khí thoát ra.

+Ống nghiệm 3 đựng khoảng ⅓ thìa thủy tinh bột copper (II) oxide, sau đó đun nóng nhẹ ống nghiệm: bột copper (II) oxide tan dần.

+Ống nghiệm 4 đựng khoảng 3mL sodium hydroxide có pha vài giọt phenolphthalein: ban đầu dung dịch trong ống nghiệm có màu hồng, sau khi nhỏ dung dịch acetic acid vào, màu hồng của dung dịch nhạt dần rồi biến mất.

Luyện tập: Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho acetic acid lần lượt tác dụng với barium carbonate, magnesium, zinc oxide, calcium hydroxide

Bài làm chi tiết:

Viết các phương trình hóa học :

2CH3COOH + BaCO3 —> (CH3COO)2Ba + CO+ H2O

2CH3COOH + Mg —> (CH3COO)2Mg + H2

2CH3COOH + ZnO —> (CH3COO)2Zn + H2O

2CH3COOH +Ca(OH)—> (CH3COO)2Ca + 2H2O

Câu 5: Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy acetic acid

Bài làm chi tiết:

Viết phương trình hóa học:

 CH3COOH + 2O2 —> 2CO2 + 2H2O

Câu 6: Tên gọi của phản ứng ở Thí nghiệm 3 là gì? Cho biết tên gọi chung của sản phẩm

Bài làm chi tiết:

Tên gọi của phản ứng ở Thí nghiệm 3: phản ứng ester hóa. Sản phẩm thu được có tên gọi chung là ester.

4. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ACETIC ACID

Câu 7: Hãy cho biết để tạo ra giấm ăn từ ethylic alcohol thì cần phải có những nguyên liệu nào

Bài làm chi tiết:

Để tạo ra giấm ăn từ ethylic alcohol thì cần phải có những nguyên liệu sau: dung dịch ethylic alcohol loãng, men giấm làm xúc tác, oxygen (có trong không khí). 

Phương trình hóa học chuyển hóa ethylic alcohol thành acetic acid:

C2H5(OH) + O2 —> CH3COOH + H2O (xúc tác men giấm). Sản phẩm thu được là giấm ăn (chứa khoảng 2% - 5% acetic acid).

Câu 8: Tìm hiểu thông tin, em hãy cho biết một số ứng dụng của acetic acid trong đời sống

Bài làm chi tiết:

Một số ứng dụng của acetic acid trong đời sống: từ acetic acid, người ta có thể tạo ra một số sản phẩm như giấm ăn, chất dẻo, tơ nhân tạo, dược phẩm, chất cầm màu khi nhuộm vải, chất diệt cỏ, hương liệu,...

Vận dụng: Giấm được xem là một loại gia vị trong chế biến thực phẩm,… Từ thực tế trong đời sống, em hãy cho biết thêm một số ứng dụng khác của giấm

Bài làm chi tiết:

Giấm được xem là một loại gia vị trong chế biến thực phẩm,… Từ thực tế trong đời sống .Một số ứng dụng khác của giấm: khắc phục bong gân, máu bầm; chống lão hóa da, giảm nám da; ngoài ra giấm còn có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi;…

Tìm kiếm google:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời, giải bài 25: Acetic acid  Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giải Khoa học tự nhiên 9 CTST bài 25: Acetic acid

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 9 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com