Giải chi tiết Khoa học tự nhiên 9 CTST bài: Ôn tập chủ đề 2

Hướng dẫn giải chi tiết bài: Ôn tập chủ đề 2 bộ sách mới Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Một tia sáng SI đổi phương truyền khi đi từ không khí vào thủy tinh tại điểm tới I như hình vẽ: 

  1. Tia sáng trong thủy tinh bị lệch ra xa hay lại gần với pháp tuyến tại I? Giải thích
  2. Tính chiết suất của thủy tinh

Bài làm chi tiết:

Một tia sáng SI đổi phương truyền khi đi từ không khí vào thủy tinh tại điểm tới I 

  1. Tia sáng trong thủy tinh bị lệch lại gần với pháp tuyến tại I tại vì chiết suất của không khí là nhỏ nhất ( =1) vì vậy mà khi truyền từ không khí đến môi trường khác thì góc khúc xạ sẽ luôn nhỏ hơn góc tới, tức là bị lệch lại gần với pháp tuyến
  2. Ta có:

Câu 2: Có ba tia sáng màu đỏ, lục, tím chiếu đến mặt bên của một lăng kính với cùng một góc tới. Hãy vẽ các tia ló sau khi ra khỏi lăng kính

Bài làm chi tiết:

Câu 3: Cho một tia sáng đi qua môi trường không khí (chiết suất bằng 1) và kim cương (chiết suất bằng 2,419). Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toản phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường trên

Bài làm chi tiết:

Một tia sáng đi qua môi trường không khí (chiết suất bằng 1) và kim cương (chiết suất bằng 2,419).Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa không khí và kim cương, ta cần thỏa mãn điều kiện là chiết suất của môi trường chứa tia tới (không khí) lớn hơn chiết suất môi trường chứa tia phản xạ (kim cương) và góc tới (góc giữa tia sáng và pháp tuyến tại mặt phân cách) vượt quá góc phản xạ toàn phần, tức khi mà góc tới  với góc tới hạn ith bằng:

Thế nhưng vì n2 > n1 (2,419 > 1) nên không thể có phản xạ toàn phần được. Có thể thấy bằng: 

  • Không có góc tới i nào thỏa mãn vì sin không thể lớn 1

Câu 4: Cho hai tấm bìa màu trắng và màu vàng. Đặt cả hai tấm bìa vào trong một phòng tối. Nếu chiếu ánh sáng màu đỏ lần lượt vào hai tấm bìa thì ta nhìn thấy chúng có màu gì?

Bài làm chi tiết:

Cho hai tấm bìa màu trắng và màu vàng. Đặt cả hai tấm bìa vào trong một phòng tối .Chiếu ánh sáng đỏ vào:

+Tấm bìa màu trắng: ta thấy màu đỏ vì bìa trắng đã phản xạ lại ánh sáng màu đỏ

+Tấm bìa màu vàng: ta thấy màu đen vì bìa vàng đã hấp thụ ánh sáng màu đỏ

Câu 5: Một kính lúp có tiêu cự 5 cm.

  1. Để dùng kính lúp này quan sát một vật nhỏ, ta phải đặt vật vào trong khoảng nào trước kính?
  2. Ảnh tạo bởi kính lúp có đặc điểm gì?

Bài làm chi tiết:

Một kính lúp có tiêu cự 5 cm.

  1. Để dùng kính lúp này quan sát một vật nhỏ thì ta phải đặt vật vào trong khoảng tiêu cự của kính lúp, tức là trong khoảng 5 cm trước kính lúp
  2. Ảnh tạo bởi kính lúp sẽ có đặc điểm là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

Câu 6: Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, điểm B nằm trên trục chính và cách thấu kính 6 cm. Vẽ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh và xác định khoảng cách từ vật đến ảnh

Bài làm chi tiết:

Từ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh, ta kết luận với AB = 3 cm thì:

+ Khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính là 12 ô, tương ứng 12 cm

+ Độ lớn của ảnh A’B’ là 6 ô, tương ứng 6 cm

Tìm kiếm google:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời, giải bài: Ôn tập chủ đề 2  Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo, giải Khoa học tự nhiên 9 CTST bài: Ôn tập chủ đề 2

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 9 CTST mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net