Câu 1. "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Ngoài kết cấu đề, thực, luận, kết của thơ Đường luật, bài Đọc “Tiểu Thanh kế có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Bài Đọc “Tiểu Thanh kí" có thể phân chia theo kết cấu hai phần (bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới) được. Vì nội dung giữa các câu đề và câu thực rất gần nhau, nội dung câu luận và câu kết cũng gần nhau.
Câu 3. Vì sao nhà thơ tự xem mình là người cùng hội với người “phong lưu” thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng? Qua đó, em hiểu thêm điều gì về Nguyễn Du?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 4. Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 5. Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đọc Tiểu Thanh kí
Hướng dẫn trả lời:
- Giá trị nội dung:
- Giá trị nghệ thuật:
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Đọc Tiểu Thanh kí
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Đọc Tiểu Thanh kí.
Hướng dẫn trả lời:
1. Tác giả
- Tiểu sử:
- Sự nghiệp văn học:
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Chưa rõ tác giả sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào, chỉ biết sau khi đọc xong phần dư tập thơ nàng Tiểu Thanh mà viết ra.
- Rút từ tập Thanh Hiên thi tập.
b. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật chữ Hán.
c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
3. Bố cục
- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.
- Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.
- Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.
Câu 4. Phân tích văn bản Đọc Tiểu Thanh kí.
Hướng dẫn trả lời:
Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ chữ Hán đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du được xếp trong Thanh Hiên thi tập. Bằng những chứng nghiệm từ cuộc đời mình, trong sáng tác của ông, ta thấy một nhân vật Thúy Kiều, một người gảy đàn đất Long Thành, một Tiểu Thanh... hiện lên như những dấu hỏi nhức nhối của số phận, của kiếp người. Bài thơ giãi bày tấc lòng của Nguyễn Du đối với số phận một con người cụ thể – Tiểu Thanh, nhưng ý nghĩa của nó lại khái quát được toàn bộ cái nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mệnh bạc trong xã hội cũ. Dường như, đó còn là tiếng nói, là nỗi nhức nhối của muôn đời. Viết về đề tài này, thi hào của chúng ta đã có được một cái nhìn của người trong cuộc.
Cũng như Truyện Kiều, Nguyễn Du (trong bài thơ này) đã viết về một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Nàng Tiểu Thanh là một cô gái có sắc, có tài sống vào đầu đời Minh (Trung Quốc), vì lấy làm lẽ một người tên Phùng, nàng bị vợ cả ghen, bắt ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ nên buồn mà chết lúc mới mười tám tuổi. Cô đơn là thế, bạc mệnh là thế, khi nàng chết rồi, còn một tập thơ còn sót lại cũng bị vợ cả ghen mà đốt đi, chỉ còn vương lại vài bài. Thế là, Tiểu Thanh khi còn sống cũng như khi đã chết rồi vẫn còn bị đối xử bất công và tàn ác, vẫn chưa được yên, vẫn còn cô đơn. Không chỉ còn là nỗi đau nữa mà còn là hận. Hận chẳng thể nào nguôi.
Mượn cảnh thực (Tây Hồ ở Trung Quốc) người thực (nàng Tiểu Thanh đã chết cách đây ba trăm năm) Nguyễn Du làm bài thơ để thổ lộ đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn của mình với những con người có đơn đẹp lí tưởng đã tiêu tan. Tây Hồ còn đây, "mảnh giấy tàn” tức tập thơ của nàng Tiểu Thanh bị đốt còn sót lại còn đây mà Tiểu Thanh còn đâu, nàng đã chết trong buồn tủi, cô đơn và bất hạnh giữa tuổi trăng tròn, giữa lúc khát khao nhất về hạnh phúc, giữa độ tài sắc nảy nở nhất. Hình ảnh "thổn thức bên song" là chính nàng Tiểu Thanh lúc còn sống trong ngôi nhà ở núi Cô Sơn. Đó cũng chính là hình ảnh của Nguyễn Du, cũng chính là tâm sự của nhà thơ luyến tiếc về những ngày vàng son của đất nước, nuối tiếc về những ngày trai trẻ đầy tài hoa của mình giữa những con người tài hoa ở đất La Thành, quê hương tác giả như đã có lần nhắc đến trong thơ ông (tráng niên ngã diệt vì tài giả: thời trẻ tuổi ta cũng là kẻ có tài năng).
Hai câu thực:
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nhà thơ đã nêu cụ thể nỗi đau của nàng Tiểu Thanh bằng cách nhân hóa những vật dụng và dư cảo của nàng, bằng cách "thần" cho "son phấn", tạo "mệnh" cho "văn chương". Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du được bộc lộ rõ qua những câu thơ có hồn này, làm cho câu thơ có sức nặng. Đến như những vật vô tri như son phấn, văn chương bị chôn vẫn còn hận, bị đốt vẫn còn vương, thử hỏi rằng con người thì sao? Nàng Tiểu Thanh bị đau đớn, bị dằn vặt, bị phũ phàng như thế sao không hận, cái hận về thể xác, bị vùi dập, cái hận vì tài năng bị chôn vùi. Làm sao Tiểu Thanh không hận được, một khi "văn chương" là máu, là nước mắt nàng. Đó cũng chính là cái hận của Nguyễn Du, ông cũng gán cái "mệnh" vào văn chương để cùng xót thương cùng Tiểu Thanh.
Đến hai câu luận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Là tiếp tục cái niềm thương cảm, chỉ có điều là niềm thương cảm ấy, cái hận ấy là muôn đời, không sao giải thoát được. Người đã chết đem theo mối hận vào lòng đất để rồi vĩnh viễn bị chôn chặt, người còn sống (chính nhà thơ) phải tự mang. Nguyễn Du đã hòa cái cảm xúc, cái nghịch cảnh đó vào cùng với Tiểu Thanh, người đã chết ba trăm năm trước. Thử hỏi: người đang sống, kẻ phong lưu tài hoa như nhà thơ thì có tội gì, vì sao phải hóa thân vào người đã chết để nói lên tâm trạng của mình. Phải chăng là xã hội bất công đã đố kị với tài năng của ông, đã bóp chết tâm hồn ông. Như thế, ai hận mà nhà thơ phải mang nặng biết chừng nào, cái hận không biế, nói cùng ai, chỉ có thể chia sẻ với người cùng cảnh ngộ, kẻ tài tử gặp giai nhân là ở chỗ đó. Cái đớn đau, nỗi bế tắc của họ làm nhức nhối trái tim ta.
Nếu như ở sáu câu thơ trên, Nguyễn Du lồng cảm xúc, nỗi đớn đau của mình vào Tiểu Thanh, thương tim cho thân phận người con gái tài sắc là để ẩn ý tự thương mình, hai câu thơ cuối nhà thơ nói thẳng với độc giả bằng một câu hỏi:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Nguyễn Du đã đặt câu hỏi ra với đời, với muôn đời: liệu ba trăm năm lẻ, có thể là hơn ba trăm năm sau, có ai khóc Tố Như (hiệu của Nguyễn Du) chăng? Nàng Tiểu Thanh sau ba trăm năm thì đã có ít ra một người là nhà thơ khóc thương nàng. Câu hỏi đặt ra cho đời cũng là cho mình mà không lời đáp, bị rơi vào hư không. Nói với quá khứ, nói với tương lai như thế, thổn thức về một người phụ nữ cách ngàn dặm, chết đã ba trăm năm, ta như thấy Nguyễn Du thổn thức trăn trở biết bao!
Không phải chỉ một người, mà là cả dân tộc ta, cả nhân loại tiến bộ nữa chỉ hai trăm năm, đã long trọng kỉ niệm ngày sinh của thi hão, ghi tên ông vào danh sách những danh nhân văn hóa của thế giới. Hắn là, Nguyễn Du và những "nàng Kiều", "nàng Tiểu Thanh" ở dưới suối vàng cũng ngậm cười, "nỗi hờn kim cổ" của họ đã được trả, thân phận con người, nhất là người phụ nữ đã được giải phóng khỏi những áp bức, bất công và đã được coi trọng về tài năng, địa vị xã hội, đã được tự do yêu thương và sống hạnh phúc.