Giải chi tiết Ngữ văn 11 cánh diều mới bài 3 Tấm lòng người mẹ

Giải bài 3 Tấm lòng người mẹ sách ngữ văn cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Truyện sử dụng ngôi kể nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Truyện sử dụng ngôi thứ ba 

Câu 2. Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng - tin?

Hướng dẫn trả lời:

  • Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên Phăng - tin là một cô gái nghèo và đang sống trong cảnh nợ nần.

Câu 3. Phần 2 kể về sự việc gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Phần 2 kể về việc Phăng - tin cắt đi mái tóc của mình để mua chiếc áo leo ấm áp cho con mình nhưng vợ chồng Tê -nác - đi - ê lại không đưa cho Cô - dét mặc mà cho Ê - pô -nin. 

Câu 4. Sự việc nào được kể trong phần 3?

Hướng dẫn trả lời:

  • Phần 3 kể lại sự việc Phăng - tin bị vợ chồng Tê - nác - đi - ê lừa phải dùng răng của mình đổi lấy 2 đồng vàng chữa bệnh cho con.

Câu 5. Phần 4 cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng?

Hướng dẫn trả lời:

  • Phần 4 cho thấy cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng càng lúc càng khó khăn. Chị không cần biết xấu hổ là gì nữa, cũng không thiết làm dáng nữa. Cuộc sống tủi khổ, cùng nỗi lo cho con khiến chị phải đi làm gái điếm.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc.

Câu 2. Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Truyện kể về Phăng - tin một người phụ nữ nghèo khổ giữa trời đông giá rét bị đuổi ra khỏi xưởng, gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chưa bệnh cho con. Thế nhưng chị không biết đứa con của mình phải sống khổ cực ra sao và số tiền mình liều mạng có được đều vào túi hai vợ chồng tham lam.
  • Những chi tiết như chị cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, hay nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh, hay trở về làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê đều làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Một người mẹ có thể hi sinh rất nhiều thứ để đứa con mình được sống hạnh phúc hơn. 

Câu 3. Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Hướng dẫn trả lời:

  • Phăng - tin là một người phụ nữ nghèo khổ gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chưa bệnh cho con. Thế nhưng chị không biết đứa con của mình phải sống khổ cực ra sao và số tiền mình liều mạng có được đều vào túi hai vợ chồng tham lam. 
  • Chị đã cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh, làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê đều thể hiện chị là một người mẹ vĩ đại, một người mẹ hết mực yêu thương con của mình, dù có phải đánh đổi bao nhiêu thứ vẫn chỉ mong con mình được sống tốt và khỏe mạnh hơn. 

 

Câu 4. Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thể hiện quan điểm nhức nhối, bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy dãy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.

Câu 5. So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai tác giả này.

Hướng dẫn trả lời:

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

Câu 6. Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nội dung đoạn trích cho em hiểu được bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ đầy những vấn đề nhức nhối, đầy dãy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Tấm lòng người mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

  • Đoạn trích ghi lại một cách cảm động và chân thực những nỗi bất hạnh, đắng cay, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của của người mẹ dành cho đứa con của mình. Qua đây người đọc thấy tình cảm mẫu tử thiêng liêng, dạt dào không gì có thể thay đổi.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật.
  • Bên cạnh yếu tố tự sự, truyện đan xen các yếu tô miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật. 

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Tấm lòng người mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

  • “Tấm lòng người mẹ” là một truyện ngắn đầy cảm động của nhà văn Victor Hugo. Tác phẩm kể về cuộc đời của Phăng-tin, một người mẹ đơn thân đầy khó khăn nhưng luôn sống với tấm lòng yêu thương con cái.  Cô đã hy sinh tất cả cho đứa con của mình, vượt qua mọi khó khăn, cô đánh đổi tất cả để có thể nuôi dạy con một cách tốt nhất. Tấm lòng yêu thương của Phăng-tin đã làm nên một câu chuyện cảm động và đáng suy ngẫm.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Tấm lòng người mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

  • Vích-to Huy-gô (1802 – 1885)  là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.
  • Ông là một người suốt đời có những hoạt động  xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
  • Những tác phẩm chính: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…
  • Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.

2. Tác phẩm

  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Xuất xứ: Lấy trong tập tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của ông có tên Những người khốn khổ (1862)

3. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến "Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin"): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.

- Phần 2 ("Tiền chi kiếm ra quá ít ỏi"->"mồ hôi lạnh): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.

- Phần 3 ("Một hôm"->"Cô-dét không ốm"): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.

 

- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê của cô.

Câu 4. Phân tích văn bản Tấm lòng người mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

 “Những người khốn khổ” của Vitor Hugo chắc hẳn đã không còn xa lạ với những độc giả say mê vă học, tác phẩm cũng chính là tiểu thuyết nổi tiếng nói về câu chuyện xã hội Pháp với đầy đủ mọi khía cạnh từ cái tốt, cái xấu, lịch sử, chính trị, văn hóa, tất cả đều xoay quanh cuộc đời tìm lại chính mình của một cựu tù khổ sai tên Jean Valjean. Trong đó, ấn tượng nhất có lẽ là đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc.

      Mở đầu đoạn trích, tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba giúp ta thấy được toàn bộ hoàn cảnh đáng thương của người phụ nữ xấu số Phăng-tin. Phăng-tin đã nghèo rồi nay còn túng quẫn thêm khi bị đuổi ra khỏi xưởng vào một ngày trời đông lạnh giá. Xoay quanh cô không một hơi ấm, không chút ánh sáng mà lúc nào cũng chỉ thấy sương mù, thấy như hoàng hôn, không rõ ngoài cửa. Bầu trời trong mắt cô u ám đó phải chăng cũng u ám như chính cuộc đời của cô, phải chăng với người nghèo khổ thì cuộc sống xung quanh có tốt đẹp đến đâu thì trong mắt họ luôn luôn biến thành một màu u tối.

     Vì cuộc sống mưu sinh, Phăng-tin đã phải gửi gắm đứa con của mình cho trủ quán trọ. Khó khăn chồng chất khó khăn khi cô đã gửi gắm sai người. Thấy cô gặp khó khăn, đôi vợ chồng chủ trọ không những không giúp đỡ mà còn liên tục gửi thư thôi thúc cô gửi tiền về cho con gái mình. Vì con cô đã phải cắt đi mái tóc quý giá, nhưng chắc chắn rằng, không gì quý giá hơn con của mình, cô bị trọc đầu thì có thể đội mũ nhưng Cô-đét thì không thể không có quần áo mặc. Thật vậy, không gì đẹp đẽ thiêng liêng bằng tình mẫu tử. Cô đã suy nghĩ, dằn vặt tột cùng khi một bên là áp lực của đồng tiền, một bên là nỗi tủi hổ khi không lo được đầy đủ cho con. Hình ảnh bức thư cô cầm trên tay “đến nhàu nát” quả thật không thể dấu được tâm trạng dối bời của cô lúc bấy giờ. Chính hoàn cảnh đó đã đẩy chị vào đường cùng, khiến chỉ bắt đầu có những giày vò đen tối, tha hóa. Chị căm ghét tất cả, hận ông Ma-đơ-len đã đuổi chị khiến chị sống không bằng chết như vậy. Để rồi chị hành động buông thả bản thân, chị bắt đầu sống sao cho đúng cái câu mà một bà thờ già đã nói khi thấy chị cười và hát: “Cái chị này rồi cũng chẳng ra gì”. Phải chẳng con người ta đối mặt trước nghịch cảnh đều bị tha hóa? Giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. Cho dù cuộc đời có quật ngã chị bằng những cơn ho dai dẳng, bằng những giọt mồ hôi lạnh toát thì chị vẫn luôn nung nấu ước mơ rằng: “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Cô-đét của ta về với ta”.

      Bi kịch của cuộc đời đã khiến cô như hóa điên dại. Đến nỗi khi nhận được thư của hai vợ chồng chủ trọ nói rằng con cô bị ốm và cần số tiền lớn để chữa trị. Một người cơm ba bữa còn chẳng đủ thì lấy đâu ra những hai đồng vàng để gửi về cho con. Đau đớn tủi hổ đã dồn nén chị đến vỡ òa. Chị chạy ra phố vừa đi vừa cười, nhưng ta có thể cảm nhận được nụ cười đó chứa đựng một biển sâu nước mắt, nước mắt của người mẹ. Chua xót thay khi đến cuối cùng cô vẫn chọn hi sinh bản thân mình để vì con cái, cô đã chấp nhận nhổ hai chiếc răng cửa của mình, thứ đều kiện mà cô là điên rồ sẽ hủy hoại dung nhan của cô nhưng sao có thể đau đớn bằng khi thấy con mình bị bệnh. Trời ơi, sao ông trời có thể tàn nhẫn với một người phụ nữ bé nhỏ như thế! Nụ cười rớm máu và một lỗ hổng đen ở miệng đã khiến cho bà Mác-gơ-rít thẫn thờ, khiến cho chính chúng ta đau nhói. Ấy thế mà cuộc đời thật biết trêu ngươi những người nghèo khổ khi cho họ gặp được những người độc ác, vô nhân tính như đôi vợ chồng chủ trọ, họ lợi dụng tình thương con của Phăng-tin mà lừa gạt con cô bị bệnh để chiếm đoạt số tiền mà cô đã đánh đổi bằng cả mạng sống.

      Tới lúc này nàng bơ phờ, mất sức sống, phòng của cô bây giờ là cái gác sét mà mỗi lần đi sâu vào là phải khom dần người xuống. Ta cũng thầm hiểu được đó là ẩn ý của tác giả ví nó như cuộc đời của cô vậy. Càng cố gắng lại càng bị lún sâu vào hố đen của cuộc đời. Chủ nợ, con cái, công việc dày vò tâm trí cô không nguôi, để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát. Nếu như Chí Phèo chọn cái chết để giải thoát cho bản thân thì cô còn cả món nợ khổng lồ, còn cả khát khao đón con trở về lo cho con đầy đủ nên cô đã chọn con đường “đi làm gái điếm”.

      Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thể hiện quan điểm nhức nhối, bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy dãy những oan trái, bất công, đầy đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 3 , giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 3, Giải bài 3 Tấm lòng người mẹ, bài 3 Tấm lòng người mẹ

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com