Câu 1. Từ "ở đây" trong dòng thơ số 11 chỉ không gian nào?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Bức tranh thôn Vĩ ở khổ 1 có đặc điểm gì? Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của ai? Qua đó, ta thấy được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
Hướng dẫn trả lời:
Mở đoạn đầu bài thơ, tác giả đã dùng câu hỏi quen thuộc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa như một lời mời thân tình lại như lời trách cứ dịu dàng của cô gái thôn Vĩ Dạ. Không thô lỗ, mà lại rất dịu dàng, tinh tế. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét qua ba câu thơ cuối của đoạn thơ đầu. Những ánh nắng của vẻ đẹp thiên nhiên, màu sắc tươi tắn cùng với những sắc thái nhẹ nhàng, sâu lắng của cảm xúc, tình cảm. Bức tranh thôn Vĩ đã hiện lên với màu xanh tươi của cây lá cùng màu vàng rực của các ánh nắng rạng rỡ đầy sức sống. Câu thơ ”Vườn ai mướt mãi xanh như ngọc “ miêu tả cảnh vật không những có màu xanh của rặng cau, mà còn có màu xanh của vườn tược với các loại cây cối khác. Giữa khung cảnh thiên nhiên tươi tắn, tràn ngập sức sống là hình ảnh người con gái với khuôn mặt phúc hậu, vuông chữ điền, duyên dáng…
Bức tranh đó được nhìn từ con mắt của tác giả. Qua đó cho thấy tình yêu lớn lao của ông với miền đất này, cùng với đó là cảm xúc vấn vương, nhớ lại cuộc tình dang dở của ông với người con gái thôn Vĩ Dạ.
Câu 2. Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 có điểm nào khác so với khổ 1? Sự khác biệt đó cho biết điều gì về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3. Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.
Hướng dẫn trả lời:
1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.
2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?
Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.
3. Ai biết tình ai có đậm đà?
Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:
“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”
Câu 4. Trong bài Nhớ thương, Hàn Mặc Tử khắc hoạ tâm trạng của người cung nữ thông qua hình ảnh đối lập giữa “ngoài kia” và “trong đây”:
Ngoài kia xuân đã thắm duyên chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Không có niềm trăng và ý nhạc
Có người cung nữ nhớ thương vua
Theo em, sự đối lập không gian được thể hiện thế nào trong Đây thôn Vĩ Dạ? Ý nghĩa của sự đối lập này là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Sự đối lập không gian được thể hiện rõ ràng qua các bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ:
Câu 5. Nêu nhận xét của em về tác dụng của một yếu tố tượng trưng trong bài thơ.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 6. Sự day dứt về thân phận như bị bỏ rơi, bị quên lãng của chủ thể trữ tình gợi cho em cảm xúc gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày cảm xúc đó.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Đây thôn Vĩ Dạ.
Hướng dẫn trả lời:
- Giá trị nội dung:
- Giá trị nghệ thuật:
Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Đây thôn Vĩ Dạ.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Đây thôn Vĩ Dạ.
Hướng dẫn trả lời:
1. Tác giả
- Tiểu sử:
- Sự nghiệp văn học:
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: Bài thơ được trích ra từ tập thơ “Đau thương” (Thơ Điên)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1938, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
c. Thể thơ: Thơ bảy chữ.
3. Bố cục
- Phần 1 (Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ.
- Phần 2 (Khổ 2): Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng thi sĩ.
- Phần 3 (Khổ 3): Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.
Câu 4. Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.
Hướng dẫn trả lời:
Hàn Mặc Tử, một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Trong di sản văn học của mình ông đã để lại cho đời nhiều tuyệt phẩm như tập Thơ điên, Xuân như ý, Duyên kì ngộ. Nhắc đến tập Thơ điên chắc hẳn người đọc không thể không nhắc đến tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ là tiếng lòng yêu cuộc sống tha thiết, nỗi niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc.
Đến với tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc như được chìm đắm vào bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp tinh khôi, tràn đầy sức sống của khu vườn thôn Vĩ.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Câu hỏi mở đầu như đã phân tích ở trên, thực chất không phải là câu hỏi đề trả lời, nó cứ buông ra thế để thành dòng độc thoại bộc lộ tâm tình của một cái tôi cô độc, cô đơn đang khao khát được đồng cảm, gắn kết. Ba câu thơ tiếp theo mở ra một không gian thôn Vĩ tươi đẹp biết bao. Nắng hàng cau mới lên, gợi lên vẻ đẹp thanh khiết, tươi mới, trong trẻo. Câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi, chỉ với vài từ ngữ giản dị, nhưng lại mở ra cho ta hiểu hơn rất nhiều về hồn thơ này, rằng Hàn Mặc Tử luôn khát vọng về một vẻ đẹp tinh khiết, trong ngần, tươi mới, đó không chỉ là ngưỡng vọng của một hồn thơ, mà còn là khát khao của một tín đồ. Tiếp cái nắng trong trẻo, tươi xanh là hình ảnh “Xanh như ngọc”, vừa gợi sự sang trọng, quý giá, vừa gợi sức sống, nhựa sống căng tràn trên từng dòng thơ. Mướt gợi lên vẻ đẹp óng ả mà đầy xuân sắc, mảnh vườn bình dị bỗng chốc hiện lên đầy vẻ thanh tú cao sang mà cũng kiều diễm biết chừng nào. Câu thơ cuối hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền, gợi sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, đồng thời cũng gợi nên vẻ đẹp cân đối hài hòa đầy hoàn hảo.
Nhưng cái dị, cái bất thường cái lạ để làm nên một hồn thơ điên chính là trong khổ thơ thứ hai này đây, khi đang trong khổ trên hình ảnh tươi mới, tràn đầy sự gắn kết, sự sống thì khổ thơ thứ hai lại mang màu sắc ảm đạm ngược lại:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Hình ảnh gió mây trong cuộc sống vốn là hai thứ không thể tách rời, mà luôn song hành với nhau, sự chia cắt trong thơ Hàn Mặc Tử của hai hình ảnh này vì thế gợi lên nhiều niềm ám ảnh cũng như đầy sức gợi. Đúng vậy, đây không còn là hình ảnh của thị giác, mà là hình ảnh của mặc cảm. Mặc cảm chia lìa đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, không gian không thể tự buồn mà bởi thi nhân đã bỏ buồn vào dòng sông “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Dòng nước lững lờ, ngưng đọng, hay chính dòng đời mệt mỏi, cay đắng chảy vào lòng nhà thơ khiến thi sĩ miên man trong những nỗi buồn xa xăm. Tất cả cảnh vật, sự vật trong hai câu thơ đầu đều nhuốm mình trong mặc cảm chia lìa đau thương của Hàn Mặc Tử, đến hai câu thơ cuối, phải chăng là sự níu giữ trong tuyệt vọng của hồn thơ đầy đau thương. Từ kịp gợi sự chấp chới, chơi vơi, vô định đồng thời cũng như khắc khoải đâu đây nỗi bất lực vô định. “Có chở trăng về kịp tối nay?” Trăng dường như đã là một nơi nương tựa duy nhất, một tri âm, một cứu tinh, một cứu chuộc. Chỉ trong hai câu thơ thôi mà dường như ta thấy được bao nhiêu dồn nén chất chứa của một hồn thơ điên, nhà thơ khát khao được sống dẫu biết lưỡi hái của thần chết đang đến gần, nên vội vàng chới với trong từng phút giây để được sống, và khao khát kiếm tìm sự đồng điệu để sẻ chia. Nhưng tiếc thay:
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Cả “em”, cả thôn Vĩ tươi đẹp ấy đều đã vượt xa khỏi tầm với, đều là thế giới “ngoài kia” trong trẻo, tươi đẹp, tinh khôi. Đối lập hoàn toàn với thế giới tối tăm, đơn độc, lạnh lẽo trong này. Tất cả chỉ còn là mờ nhân ảnh, tiếng lòng của hồn đau không ngừng hướng ra ngoại giới để kiếm tìm sự đồng vọng, nhưng càng khao khát thì hiện thực phũ phàng lại càng đánh bật lại những đòn giáng trớ trêu. Câu hỏi cuối vang lên đầy khắc khoải, bởi đó vừa như tiếng thở dài, hay cũng là lời cầu mong của một kẻ tha thiết gắn bó đến cháy lòng.
Khép lại bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một nỗi niềm của một tâm hồn cô đơn, luôn kiếm tìm sự đồng điệu trong vô vọng. Có thể nói bên canh một Thôn Vĩ Dạ đẹp nao lòng người là một nỗi đau của thi nhân chất chứa biết bao nỗi niềm gửi vào hậu thế sau này.