[toc:ul]
1. Tác giả
- Sinh ra tại Tu - lu - zơ, là ngôi sao mọc sớm, lặn muộn nhất ở chân trời thế kỉ XIX
- Thời thơ ấu chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình: bố mẹ chia tay khi ông còn nhỏ
=> sự giáo dục từ nhỏ của mẹ và những năm tháng bôn ba cùng cha là những trải nghiệm, tư liệu quý báu trong các sáng tác của ông sau này
- Là người thông minh, tài năng, suốt cuộc đời đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người
- Sáng tác mang âm hưởng thời đại
- Huy - go sáng tác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ và kịch.
2. Tác phẩm
- Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”: SGK
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất – Phăng-tin bị mất việc, muốn về quê làm lại cuộc đời đành gửi cô con gái Cô-dét cho vợ chồng chủ quán trọ Tê-nác-đi-ê. Nhưng không ngờ chúng đã dùng Cô-dét để lừa tiền và gián tiếp ép buộc và đẩy Phăng-tin vào con đường chết.
1. Đề tài và nhan đề
- Đề tài: Viết về những con người khốn khổ trong xã hội. Họ là những người nghèo bị xã hội bất công dồn đẩy ở tận đáy cùng, buộc phải lựa chọn giữa những con đường tăm tối. Phăng-tin chính là một điển hình.
- Nhan đề “Tấm lòng người mẹ”: là nhan đề do người biên soạn đặt dựa trên nội dung cốt lõi của đoạn trích.
+ Là nhan đề ngắn gọn, hàm súc bao quát được toàn bộ hành động, suy nghĩ, tính cách của nhân vật Phăng-tin dành cho đứa con gái nhỏ.
+ Hé mở những nghịch cảnh mà Phăng-tin phải chịu đựng và trải qua, hi sinh cho đứa con gái nhỏ.
2. Tình huống truyện
- Tình huống: Phăng-tin – cô gái vì nhẹ dạ nên đã bị gã đàn ông tồi lừa gạt đến có con. Để tiếp tục cuộc sống, Phăng-tin đã phải gửi Cô-dét, đứa con gái của mình ở nhà Tê-nác-đi-ê. Nhưng khi thất Phăng-tin gửi tiền nuôi Cô-dét thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thôi thúc, bắt Phăng-tin phải bán đi tất cả để gửi tiền nuôi con.
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
+ Xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, éo le đẩy dồn đẩy nhân vật vào bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.
+ Thúc đẩy câu chuyện phát triển: hết lần này đến lần khác vợ chồng Tê-nác-đi-ê đòi hỏi, lần sau nặng nề hơn lần trước, càng ngày càng quá quắt khiến Phăng-tin vốn đã khốn khổ lại cảng khốn khổ hơn.
+ Thể hiện phẩm chất của Phăng-tin: một người khốn khổ, một người mẹ yêu thương con.
3. Không gian và thời gian
a. Thời gian
- Mùa đông
- Trời chưa sáng: ngọn nến cháy cả đêm sắp tàn.
=> Gợi ra không gian tối tăm, lạnh lẽo, âm u như cuộc đời của Phăng-tin hiện tại.
=> Cuộc đời của chị là chuỗi ngày bức bối, quẩn quanh, bị giày vò bởi bọn chủ nợ và những bức thư hối thúc gửi tiền của vợ chồng lão chủ trọ.
=> Tô đậm thêm thảm cảnh khốn cùng của Phăng-tin.
b. Không gian
- Căn trọ của Phăng-tin
=> Không gian cũng tối tăm, chật hẹp, đi vào buồng cũng như đi sâu vào số mệnh mình “càng đi càng phải cúi rạp lưng xuống”.
=> Căn trọ như ngục tù giam cầm và giết chết sức sống của Phăng-tin khiến chị càng ngày càng héo hon, khô cằn.
- Quảng trường: đông đúc nhưng toàn những người săm soi, bới móc, tò mò về người khác.
=> Là nơi chị đã gặp tay nhổ răng dạo và bán 2 chiếc răng cửa lấy 40 fran
=> Không gian công cộng nhưng lại là nơi Phăng-tin thấy cô đơn nhất, nghiệt ngã và đau đớn nhất. Bởi không một người nào nhận ra nỗi đau mà cảm thông, chia sẻ với người con gái tội nghiệp ấy. Trái lại họ khinh thường, miệt thị, dè bỉu cô không thương tiếc.
4. Nhân vật Phăng-tin
a. Hoàn cảnh của Phăng-tin
- Nghèo khó, bần cùng
- Ốm đau nhưng không có đủ tiền thuốc thang, chạy chữa.
- Bị nhân tình lừa gạt, hành hạ cả về thể xác, tinh thần.
- Xa con gái và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa gạt.
- Gánh trên vai món nợ khổng lồ và ngày nào cũng bị chủ nợ giày vò.
=> Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là một người phụ nữ khốn khổ, bi đát, bất hạnh.
b. Phẩm chất của Phăng-tin: được biểu hiện rõ nhất qua mỗi lần nhận được thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ê về những điều liên quan đến Cô-dét.
Nội dung thư | Hành động của Phăng-tin |
Lần thứ nhất: Cô-dét trần chuồng, rách rưới trong cái lạnh cắt da thịt của mùa đông nên cần 10 frăng để mua váy len cho Cô-dét. | - Đến hiệu cắt tóc ở phố; cắt mái tóc vàng óng ả đến ngang lưng được đúng 10 frăng. - Chị đi mua một chiếc váy len và gửi về cho Cô-dét - Đội mũ chụp nhỏ để che đi cái đầu trọc lóc. |
Lần thứ hai: Cô-dét mắc bệnh sốt phát ban, thuốc men rất đắt tiền, cần 40 frăng để chạy chưa, nếu không thì con bé sẽ đi đứt. | - Cười rộ như điên rồi ra cầu thang ghé vào cửa sổ đọc lại bức thư. - Hỏi bà láng giềng bệnh sốt phát ban, đọc lại bức thư lần nữa. - Đi gặp tay nhổ răng dạo và bán hai chiếc răng cửa lấy 40 frăng. |
Lần thứ ba: phải gửi ngay cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê 100 frăng nếu không sẽ tống cổ Cô-dét ra khỏi nhà | Đi làm gái điếm |
=> Đòi hỏi và yêu cầu của vợ chồng Tê-nác-đi-ê càng ngày càng tăng; liên tục hối thúc – đòi hỏi sau cao và quá quắt hơn nhiều so với đòi hỏi trước. Bộ mặt thật sự của chúng: tham lam, lừa lọc.
=> Phăng-tin: phải bán tóc, bán thân, bán răng để gửi tiền về nuôi con.
=> Những việc làm ấy cho thấy nàng rất thương con, hi sinh tất cả vì con. Phăng-tin là một trong “những người khốn khổ” nhất mà tác phẩm khắc họa.
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, sinh động
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ
2. Nội dung
- Khắc họa tình cảnh khốn khổ, nghiệt ngã của Phăng-tin, sự thương xót cho hoàn cảnh của nàng và ca ngợi tình mẫu tử ở người phụ nữ này.
- Đồng thời lên án chế độ, sự bất công của xã hội Pháp đương thời, đầy rẫy nhưng bất công, ngang trái (qua các nhân vật vợ chồng Tê-nác-đi-ê, lũ chủ nợ,…)
- Thể hiện sự trân trọng, sẻ chia của tác giả với những người cùng khổ