Giải chuyên đề học tập Địa lí 10 cánh diều phần I: Cách viết báo cáo địa lí

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Địa lí 10 cánh diều phần I: Cách viết báo cáo địa lí. Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

1. Quan niệm về báo cáo địa lí

Đọc thông tin, hãy cho biết thế nào là báo cáo địa lí. Lấy ví dụ cụ thể về báo cáo địa lí.

Hướng dẫn trả lời: 

Khái niệm: Báo cáo địa lí là hệ thống các tri thức về một hoặc một số vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội do học sinh thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Ví dụ: Báo cáo về vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở một địa phương

2. Cấu trúc của một báo cáo địa lí

Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy lấy ví dụ một chủ đề báo cáo địa lí và những nội dung cần triển khai trong chủ đề đó.

Hướng dẫn trả lời: 

* Ví dụ: chủ đề báo cáo về phát triển nông nghiệp xanh ở Tây Nguyên

* Những nội dung cần triển khai:

Ý nghĩa của vấn đề: xác định ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của Tây Nguyên

Khả năng: xác định các điều kiện hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên

Thực trạng: cần phân tích được lịch sử phát triển nông nghiệp, hiện trạng và phân bố nông nghiệp trên địa Tây Nguyên.

Hướng giải quyết: cần dựa trên việc phân tích khả năng và thực trạng về phát triển nông nghiệp xanh để đưa ra hướng giải quyết (giải pháp) trong báo cáo.

3. Các bước viết một báo cáo đại lí

Câu hỏi 1: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định ý tưởng và đề xuất tên của một báo cáo địa lí.

Câu hỏi 2: Hãy lập đề cương sơ lược thể hiện nội dung cần có trong báo cáo địa lí đã đề xuất.

Câu hỏi 3: Đọc thông tin, hãy lựa chọn một kĩ thuật thu thập thông tin và trình bày các bước thu thập thông tin cho báo cáo địa lí đã đề xuất.

Hướng dẫn trả lời: 

Câu hỏi 1

Xác định ý tưởng: vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp xanh

Tên chủ đề báo cáo: Báo cáo về vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Đồng Tháp

Câu hỏi 2

Ý nghĩa của vấn đề: Ý nghĩa và sự cần thiết của phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Đồng Tháp

Khả năng: các điều kiện thuận lợi của tỉnh Đồng Tháp cho việc phát triển nông nghiệp xanh

  • Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, đất, nước, khí hậu, sinh vật
  • Điều kiện kinh tế xã hội: dân cư, lao động, thị trường tiêu thụ

Thực trạng:

  • Hiện trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp
  • Tình hình phân bố ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp

Hướng giải quyết:

  • Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp xanh
  • Phát huy các thế mạnh, khắc phục các khó khăn của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp xanh.

Câu hỏi 3: 

Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu: sách, tài liệu, niên giám thống kê; các báo cáo, tư liệu của tỉnh Đồng Tháp; tư liệu từ internet (trang tin cậy).

Các bước thu thập thông tin cho báo cáo:

Bước 1: Thu thập thông tin: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Đồng Tháp

Bước 2: Chọn lọc và xử lí thông tin: Lựa chọn những thông tin liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Đồng Tháp. Xác định độ tin cậy và khách quan của thông tin; xử lí các số liệu thống kê để tránh sự nhận định khác nhau đối với vấn đề nghiên cứu; trình bày các thông tin định lượng dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ.

Bước 3: Hệ thống hóa thông tin: Sắp xếp các thông tin đã xử lí theo đề cương báo cáo; bổ sng những thông tin còn thiếu so với yêu cầu đặt ra của báo cáo.

4. Một số lưu ý khi viết và trình bày báo cáo

Câu hỏi 1: Đọc thông tin, hãy nêu một số lưu ý khi viết báo cáo địa lí. Lấy ví dụ cụ thể.

Câu hỏi 2: Em hãy chia sẻ những điều cần lưu ý khi thuyết trình.

Hướng dẫn trả lời: 

Câu hỏi 1: Một số lưu ý khi viết báo cáo địa lí (kèm ví dụ)

  • Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo phải khoa học, đơn giản, ngắn gọn. Ví dụ: không sử dụng các từ địa phương trong bài báo cáo địa lí
  • Nội dung báo cáo rõ ràng, súc tích, thông tin được trình bày một cách logic trong các phần. Phần nội dung cần phân tích, dẫn chứng, so sánh hoặc đưa ra được những nhận xét, bình luận, kết luận về vấn đề bảo cáo. Ví dụ: cần phân tích cụ thể ý nghĩa của các điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu đối với phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Đồng Tháp.
  • Số liệu, biểu đồ, khái niệm,... cần ghi rõ nguồn gốc, nơi trích dẫn hoặc điều tra. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Ví dụ: thông tin tham khảo trong sách thì cần ghi rõ nguồn gốc như tên sách và tên của tác giả.
  • Việc đánh số hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu phải theo thứ tự hoặc gắn với tiêu mục. Tên hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ nằm phía dưới hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, tên bảng số liệu nằm phía trên bảng. Chú thích ảnh, biểu đồ, bảng biểu được bố trí nằm phía dưới ảnh, biểu đồ và bảng biểu. Ví dụ: tên hình ảnh sẽ ghi theo thứ tự hình 1, hình 2,… bảng cũng ghi theo số thứ tự bảng 1, bảng 2,…

Câu hỏi 2: 

Những điều cần lưu ý khi thuyết trình:

  • Thiết kế bài thuyết trình một cách khoa học, nội dung thuyết trình cần cô đọng, có kết cấu logic.
  • Trực quan hóa bài thuyết trình bằng các hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, video clip,... (nếu có thể, nên thiết kế bài báo cáo trên phần mềm PowerPoint với các trang trình chiếu tóm tắt ý chính và các hình ảnh, bảng biểu minh hoạ).
  • Người thuyết trình nên quản lí tốt thời gian trình bày, sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt, biểu cảm trong thuyết trình, có sự tương tác với người nghe,..
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề Địa lí 10 Cánh diều, giải CĐ Địa lí 10 CD, giải CĐ Địa lí 10 Cánh diều phần I Cách viết báo cáo địa lí

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com