Giải địa lí 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất - trang 38 địa lí 6. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất nhé.

[toc:ul]

I. Kiến thức trọng tâm

1. Tác động của nội lực và ngoại lực:

a. Nội lực:

  • Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
  • Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề

b. Ngoại lực:

  • Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
  • Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

=>Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, xảy ra đồng thời cùng lúc

2. Núi lửa và động đất:

a. Núi lửa:

  • Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
  • Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu trong vỏ Trái Đất

b. Động đất:

  • Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển

c. Tác hại của động đất và núi lửa:

  • Chết người.
  • Nhà cửa sập.
  • Đường sá
  • Cầu cống
  • Công trình xây dựng
  • Của cải thiệt hại.
  • Biến đổi khí hậu ...

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất?

Trả lời:

Một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất:

  • Nước chảy
  • Lũ quét
  • Sạt lở đất
  • Do tác động của con người

Câu 2: Quan sát hình 31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận núi lửa?

Trả lời:

Núi lửa gồm có các bộ phận: Miệng phụ, Miệng, Mắc ma, Dung nham, Ống phun, Khói bụi...

Câu 3: Em hãy mô tả những gì em trông thấy ở hình 33 về tác hại của một trận động đất?

Trả lời:

Động đất gây thiệt hại nặng nề cho người dân: 

Làm rung chuyển đổ nhà cửa, đổ vỡ đồ đạc, gây thiệt hại về tính mạng con người. Có thể thấy, sau một trận động đất, tất cả mọi thứ đều vùi trong đống bê tông. Qua hình ảnh ta thấy, động đất rất đáng sợ, vì vậy cần phải sơ tán người dân kịp thời ở những vùng xảy ra động đất.

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Trả lời:

Địa hình bề mặt Trái đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của nội lực và ngoại lực.

  • Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt trái đất được san bằng, hạ thấp địa hình.
  • Tác động của nội lực làm cho bề mặt trái đất nâng lên gồ ghề.

=> Chính điều đó người ta mới nói rằng : “ Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau”.

Câu 2: Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao...

Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Trả lời:

Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Đây là hiện tượng gây nhiều tác hại đến con người về tính mạng cũng như của cải vật chất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân sinh sống xung quanh các núi lửa. Vì: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ.

Câu 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Trả lời:

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người cần phải có những biện pháp để phòng tránh. Cụ thể đó là:

  • Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.
  • Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net