Giải địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 17: Lớp vỏ khí - trang 52 địa lí 6. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí nhé.

[toc:ul]

I. Kiến thức trọng tâm

1. Thành phần của không khí:

  • Khí Nitơ: 78%
  • Khí Ôxi : 21%
  • Hơi nước và các khí khác: 1%

2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)

Khí quyển(lớp vỏ khí): là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

a.Tầng đối lưu (0->16km)

  • Tập trung tới 90% không khí. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
  • Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60 C.
  • Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…

b.Tầng bình lưu (16->80km)

  • Lớp Ôzôn ngăn cản những tia bức xạ mặt trời có hại cho sinh vật và con người.

c. Các tầng cao của khí quyển (> 80 km )

  • Không khí cực loãng.
  • Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.

3. Các khối khí

  • Tùy thuộc vào vị trí hình thành, nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc mà ta phân chia các khối khí ra làm các loại: khối khí nóng, khối khí lạnh; khối khí lục địa, khối khí đại dương.
Tên khối khínơi hình thànhđặc điểm
Nóngvùng có vĩ độ thấpnhiệt độ cao
Lạnhvùng có vĩ độ caonhiệt độ thấp
Đại dươngtrên biển và đại dươngđộ ẩm cao
lục địatrên đất liềnkhô

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dựa vào biểu đồ hình 45, cho biết:

  • Các thành phần của không khí
  • Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Trả lời:

Dựa vào biểu đồ hình 45 ta thấy:

  • Không khí có 3 thành phần: Hơi  nước và các khí khác, khí ôxi, khí Nitơ.
  • Tỉ lệ của các thành phần chiếm:
    • Khí Nitơ: 78%
    • Khí Ôxi : 21%
    • Hơi nước và các khí khác: 1%

Câu 2: Quan sát hình 46, hãy cho biết:

  • Lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
  • Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16 km là tầng gì?

Trả lời:

Quan sát hình 46 ta thấy:

Lớp vỏ khí gồm có 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

Tầng gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km là tầng đối lưu.

Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.

Trả lời:

Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp, sóng, gió, bão…ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có không khí sẽ không còn sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “Tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.

Câu 4: Dựa vào bảng các khối khí, cho biết:

  • Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.
  • Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại.

Trả lời:

  • Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
  • Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
  • Khối khí đại dương hình thành các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
  • Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

III. Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.

Trả lời:

Lớp vỏ khí được chia làm 3 phần:

  • Tầng đối lưu
  • Tầng bình lưu
  • Các tầng cao của khí quyển.

Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:

  • Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao từ 0 – 16km
  • Mật độ không khí dày đặc
  • Nhiệt độ càng lên cao càng giảm cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C.
  • Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
  • Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, gió, bão…

Câu 2: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?

Trả lời:

  • Dựa vào Nhiệt độ phân ra: khối khí nóng và khối khí lạnh.
  • Dựa vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền phân ra: khối khí đại dương và khối khí lục địa.

Câu 3: Khi nào khối khí bị biến tính?

Trả lời:

Các khối khí không đứng yên một chỗ, chúng luôn di chuyển và thay đổi thời tiết mà những nơi chúng đi qua.

Đồng thời, chúng cũng chiu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất còn có thể gọi là biến tính.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com