[toc:ul]
1. Hãy cho biết:
- Đường đồng mức là những đường như thế nào?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
Trả lời:
Dựa vào các dường đồng mức trên bân đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng địa hỉnh vì hình dạng và mật độ của các đường đồng mức phản ánh độ cao tuyệt đối các điểm, đặc điểm hình dạng và độ dốc, hướng nghiêng của địa hình.
- Các đường đồng mức chạy dài theo một chiều nào đó: là dạng địa hình của một dãy núi hoặc một dãy đồi liên tục nhau.
- Các đường đồng mức là những khoanh khép kín, chiều dài và rộng ít chênh lệch: là dạng địa hình của một ngọn núi hoặc một quả đồi đơn lẻ.
- Các đường đồng mức gần nhau: sườn núi, hoặc đồi sẽ dốc; trái lại, các đường đồng mức xa nhau: sườn sỗ thoải.
2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ:
- Hãy xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
- Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, và các điểm B1, B2, B3.
- Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
- Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
Trả lời:
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây sang Đông.
- Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức: 100m
- Độ cao của các đỉnh núi là:
- A1 = 900m
- A2 = 600m
- B1 trên 500m
- B2 trên 650m
- B3 trên 550m
- Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 là: 7,5 cm
Theo tỉ lệ bản đồ là: 1: 100000
=> Khoảng cách trên thực tế khoảng : 7,5km
- Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, ta thấy: Sườn phía Tây dốc hơn vì khoảng cách các đường đồng mức ở sườn phíaTây nằm gần hơn sườn phía Đông.