Giải địa lí 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - trang 55 địa lí 6. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 6bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí nhé.

[toc:ul]

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
  • Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

a. Nhiệt độ không khí

  • là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí.

b.  Cách đo nhiệt độ không khí

  • Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí
  • Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
  • Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
  • Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.

Ví dụ: Đo ba lần trong ngày được lần lượt là 25 độ, 37 độ, 34 độ. Vậy nhiệt độ TB là:

Nhiệt độ TB = (25 + 37+34) :3 = 32 độ.

Một số công thức tính nhiệt độ:

  • Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo
  • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
  • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

3. Sự thay đổi nhiệt độ không khí:

a. Thay đổi theo vị trí gần hay xa biển

  • Sự tăng giảm nhiệt độ giữa mặt đất và mặt nước khác nhau sinh ra hai loại khí hậu khác nhau là khí hậu lục địa và đại dương.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao

  • Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng hạ thấp.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ

  • Càng gần xích đạo, nhiệt độ càng cao, càng gần hai cực, nhiệt độ càng hạ thấp.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C,...

Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 20 độ C, lúc 13 giờ được 24 độ C và lúc 21 giờ được 22 độ C. Hỏi nhiệt độ TB của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính?

Trả lời:

Nhiệt độ TB ngày hôm đó của Hà Nội là 22 độ.

Cụ thể cách tính như sau:

Nhiệt độ TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.

Lắp vào công thức ta có:

Nhiệt độ TB ngày = (20 +24 +22) : 3 = 22 độ C.

Câu 2: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m?

Trả lời:

Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là vì:

  • Nếu ta đo trực tiếp trên ánh nắng mặt trời thì đó là nhiệt độ mặt trời và không chính xác.
  • Nếu ta đo ở mặt đất thì đó là nhiệt độ ở mặt đất chứ không phải nhiệt độ không khí.

=>Vì vậy để đảm bao độ chính xác cao, khi đo chúng ta nên đo ở trong bóng râm và cách mặt đất 2m.

Câu 3: Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên...

Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Trả lời:

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Ket quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biên và đại dương. 

Câu 4: Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao...

Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48.

Trả lời:

Nhiệt độ chênh lệch giữa hai điểm trong hình 48 là:

25 – 19 = 6 độ C

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Thời tiết khác khí hậu điểm nào?

Trả lời:

Thời tiết và khí hậu đều là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, hai hiện tượng này có một số điểm khác nhau. Cụ thể đó là:

  • Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đôi.
  • Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

Câu 2: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?

Trả lời:

Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.

Câu 3: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa...

Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (góc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?

Trả lời:

Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời  rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

Câu 4: Người ta đã tính nhiệt độ TB thàng và TB năm như thế nào?

Trả lời:

  • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
  • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com