[toc:ul]
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Mẫu đất gồm có nhiều tầng khác nhau
- Trên cùng là tầng chứ mùn ( mỏng, màu xám)
- Giữa là tầng tích tụ sét, sỏi….(dày, màu vàng đỏ)
- Dưới cùng là đá mẹ ( xuống sâu, màu tùy loại đá).
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
- Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại).
- Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây).
- Nước và không khí trong các khe hổng của đất.
- Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3. Các nhân tố hình thành đất
- Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
- Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.
- Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
- Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày...
Quan sát mẫu đất ở hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau.
Trả lời:
Quan sát hình 66 ta thấy có ba tầng đất có độ dày với màu sắc khác nhau.
- Về độ dày tầng đất: Tầng dày nhất là tầng B, đến tầng A và mỏng nhất là tầng C.
- Về màu sắc:
- Tầng A màu xám đậm
- Tầng B màu vàng, cam
- Tầng C màu vàng xen lẫn màu đen
Câu 2: Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc...
Dựa vào những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.
Trả lời:
Nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất:
Nguồn gốc thành phần khoáng trong đất là từ đá gốc. Do phong hoá, đá gốc bị vỡ vụn thành các sản phẩm phong hoá. Các khoáng vật cấu tạo nên đá trở thành khoáng vật trong đất.
Câu 3: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì...
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số giải pháp làm tăng độ phì mà em biết.
Trả lời:
Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:
- Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..ệ).
- Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.
- Bón vôi cải tạo đất.
- Thau chua, rửa mặn.
- Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất.
III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào?
Trả lời:
Đất gồm có các thành phần:
- Khoáng: có tỉ lệ lớn ( 90 – 95%), các hạt màu loang lổ ( do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại).
- Hữu cơ: Tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen ( sinh vật phân hủy -> chất mùn cho cây).
- Nước và không khí trong các khe hổng của đất.
Câu 2: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
Trả lời:
Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.
Câu 3: Độ phì của đất là gì?
Trả lời:
Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.
Độ phì có thể cao hay thấp tùy thuộc vào điều kiện và vai trò của con người trong canh tác là rất quan trọng.
Câu 4: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?
Trả lời:
Trong sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh tế có vai trò làm độ phì của đất tăng hoặc giảm đi:
Nếu con người biết trồng cây,chăm sóc,bảo vệ,bón phân và canh tác đúng phương pháp độ phì sẽ tăng lên đất trở nên tốt.
Tuy nhiên, ngược lại nếu việc khai thác bừa bãi không có kế hoạch, không đúng pương pháp độ phì sẽ giảm đất sẽ giảm đi.