Giải địa lí 6 bài 24: Biển và đại dương

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 24: Biển và đại dương - trang 73 địa lí 6. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 6 bài 24: Biển và đại dương nhé.

[toc:ul]

I. Kiến thức trọng tâm

1. Độ muối của nước biển và đại dương

  • Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35 %o
    • Nguyên nhân : Do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
  • Độ muối của các biển không giống nhau.

2. Sự vận động của nước biển và đại dương :

a. Sóng :

  • Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển.
  • Nguyên nhân :Do gió.

b. Thuỷ triều:

  • Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ.
  • Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

c. Các dòng biển:

  • Là sự chuyển động nước biển và đại dương thành dòng.
  • Nguyên nhân do gió Tín phong và Tây ôn đới.
  • Có hai loại dòng biển : dòng biển nóng và dòng biển lạnh 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Qua sát các hình 62, 63, nhận xét sự thay đổi của ngấn nước biển ở ven bờ?

Trả lời:

Quan sát hai hình trên ta thấy:

  • Hình 62: Khi Thủy triều xuống, mực nước hạ thấp và nước biển rút ra xa bờ.
  • Hình 63: Khi Thủy triều lên, mực nước dâng cao và nước biển tràn vào bờ.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Trả lời:

Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:

  • Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
  • Lượng bay hơi nước.
  • Nhiệt độ môi trường không khí.
  • Lượng mưa.
  • Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).
  • Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

=>Độ muối của biển và đại dương khác nhau.

Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.

Trả lời:

Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. Hiện tượng đó gọi là nước triều hay thủy triều.

Theo quy luật, mỗi ngày thủy triều lên xuống hai lần. Những ngày thủy triều dao động mạnh nhất là vào những ngày trăng tròn. Còn những ngày trăng lưỡi  liềm đầu tháng hay cuối tháng, thủy triều ít dao động.

Như vậy, Thủy triều có quan hệ chặt chẽ  với vòng quay của mặt trăng quanh trái đất.  Chính sức hút của mặt trăng và một phần của mặt trời đã làm chi nước biển và đại dương có sự vận động nâng lên và hạ xuống.

Câu 3: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng...

Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Trả lời:

Những dòng biển thường tác động đến nhiệt độ và khí hậy của vùng đất mà nó chảy qua.

Tùy tính chất của dòng biển mà vùng đất ven biển chịu những ảnh hưởng khác nhau.

Nếu dòng biển đó là dòng biển nóng thì khí hậu vùng đất ven biển sẽ ẩm và mưa nhiều.

Ngược lại nếu dòng biển đó là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 6


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com