Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 24: Địa hình, khoáng sản Việt Nam

Giải chi tiết, cụ thể địa lí 8 VNEN bài 24: Địa hình, khoáng sản Việt Nam. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Dựa vào hình 1 và sự hiểu biết của bản thân, hãy:

- Liên kê các kiểu loại địa hình của nước ta.

- Nêu những hiểu biết của em về một kiểu loại địa hình trên lược đồ.

Trả lời:

* Quan sát hình 1 ta thấy:

+ Nước ta có các kiểu loại địa hình: 

    • Núi cao
    • Núi trung bình
    • Núi thấp
    • Núi trung bình và núi thấp đá vôi
    • Cao nguyên và bazan
    • Đồi
    • Bán bình nguyên phù sa cổ
    • Đồng bằng phù sa mới.

+ Những hiểu biết của em về địa hình núi cao:

  • Các khu vực núi cao ở Việt Nam với các đỉnh núi cao trên 2000m phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt là ở biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía tây thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Tiêu biểu cho địa hình núi cao ở Việt Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn, dài 180km theo hướng tây bắc - đông nam từ biên giới phía bắc thuộc hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu cho đến Yên Bái. ở đây có đỉnh Phanxipăng (3143m) cao nhất Việt Nam và cả bán đảo Đông Dương, đỉnh Tả Yang Phình (3096m) và các đỉnh núi cao khác như Phu Luông (2985), Sà Phình (2874m). Ngoài ra còn có hàng chục đỉnh cao trên 2000m.
  • Ở khu vực phía nam của dãy núi Trường Sơn cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m như Ngọc Lính (2598m), đỉnh Ngọc Kring (2025m) ở Kon Tum, đỉnh Vọng Phu (2051m) ở Khánh Hoà, đỉnh Chư Yang Sin (2405m) ở Đắc Lắc.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu đặc điểm chung địa hình Việt Nam

Quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy tìm các thông tin để chứng minh cho đăc điểm chung của địa hình nước ta

Đặc điểm chung của địa hình nước taThông tin để chứng minh
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta 
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau 
Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. 

Trả lời:

Đặc điểm chung của địa hình nước taThông tin để chứng minh
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta
  • Chiểm 3/4 diện tích lãnh thổ.
  • Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%
  • Núi cao trên 2000m chiếm 1%
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
  • Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...
  • Địa hình thấp dần từ hướng chảy của các dòng sông lớn.
Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
  • Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn.
  • Nước mưa hoà tan đá vôi tạo nên địa hình cactơ nhiệt đới độc đáo.
  • Những mạch nước ngầm tạo nên nhiều hang động rộng lớn, kì vĩ.
  • Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hoá dày, vụn bở.

2. Khám phá đặc điểm các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

Đọc thông tin, quan sát hình 1, hãy:

Hoàn thành bảng theo mẫu sau.

Khu vựcVị tríĐặc điểm nổi bật về địa hình
Vùng núi Đông Bắc  
Vùng núi Tây Bắc  
Vùng núi Trường Sơn Bắc  
Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam  

Trình bày đặc điểm địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ

Trả lời:

Hoàn thành bảng:

Khu vựcVị tríĐặc điểm nổi bật về địa hình
Vùng núi Đông BắcTả ngạn sông Hồng
  • Có những cánh cung núi lớn và vùng đồi phát triển rộng
  • Địa hình Cacxtơ phổ biến, tạo nên nhiều cảnh đẹp
Vùng núi Tây BắcNằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • Dải núi cao và sơn nguyên đá vôi chạy song song
  • Vùng có những cánh đồng trù phú như Mường Thanh, Than Uyên
Vùng núi Trường Sơn BắcNam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • Vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng.
  • Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ
Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn NamTừ dãy Bạch Mã vào phía Nam
  • Vùng có đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
  • Địa hình chủ yếu là cao nguyên rộng lớn, đất đỏ bazan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao

- Đặc điểm địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ: chủ yếu là những thềm phù sa cổ cao tới 200m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đồng bằng.

b. Khu vực đồng bằng

Quan sát các hình 2, 3, 4 kết hợp với thông tin, hãy:

- Cho biết địa hình đồng bằng của nước ta được chia thành các loại nào?

- Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải Trung Bộ

- Cho biết vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ, hẹp và kém phì nhiêu

Trả lời:

* Địa hình đồng bằng của nước ta được chia thành 2 loại:

+ Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn:

+ Đồng bằng duyên hải

* Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng duyên hải Trung Bộ:

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích 15000 km2

+ Có hệ thống đê dài 2700km bao bọc xung quanh

+ Hằng năm, không còn được phù sa bồi đắp tự nhiên.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích khoảng 40000 km2, cao trung bình 2-3m so mực nước biển

+ Không có đê lớn để ngăn lũ

+ Mùa lũ, nhiều vùng đất bị trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.

- Đồng bằng duyên hải Trung Bộ:

+ Diện tích khoảng 15000 km2

+ Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

+ Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ, hẹp và kém phì nhiêu vì:

+ Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ.

+ Các đồng bằng kém phì nhiêu vì: những đồng bằng được hình thành từ biển. Do đó, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

Đọc thông tin, hãy cho biết địa hình bờ biển nước ta bao gồm những dạng chủ yếu nào. Trình bày đặc điểm của mỗi dạng địa hình đó.

Trả lời:

* Địa hình bờ biển nước ta bao gồm 2 dạng: 

- Bờ biển mài mòn

- Bờ biển bồi tụ.

* Đặc điểm các dạng địa hình bờ biển:

+ Bờ biển mài mòn: rất khúc khuỷ, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu. Kín gió và nhiều bãi cát sạch

+ Bờ biển bồi tụ: có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.

3. Tìm hiểu đặc điểm và vấn đề khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản nước ta

Đọc thông tin, quan sát hình 5, hãy:

- Chứng minh rằng nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. Nêu sự phân bố của một số khoáng sản có trữ lượng lớn.

- Cho biết vì sao phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta?

Trả lời:

* Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản:

+ Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

+ Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm)...

* Sự phân bố của một số khoáng sản trữ lượng lớn là:

+ Sắt: Phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ

+ Đồng: Tập trung hầu hết ở Tây Bắc Bộ

+ Apatit: tập trung chủ yếu ở Lào Cai và Nghệ An

+ Bôxit: tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên

+ Dầu mỏ, khí đốt: tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam....

* Cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta vì:

+ Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

+ Khoáng sản có vai trò rất lớn trong các ngành ,khai thác,chế biến,công nghiệp năng lượng ,cong nghiệp xây dựng... đóng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế quốc gia, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Nếu khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt tài nguyên -> ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế.

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản đảm bảo sự tồn tại lâu dài,bền vững.

+  Việc khai thác hợp lí, hiệu quả cũng góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiểm nguồn nước, không khí,..

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Đọc lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 108${o}Đ, từ Bạch Mã tới Phan Thiết, kết hợp với quan sát hình 1, hãy:

- Cho biết đi từ Bạch Mã đến Phan Thiết có các dạng địa hình nào?

- Nhận xét về các loại đá dọc theo lát cắt này.

Trả lời:

* Đi từ Bạch Mã đến Phan Thiết có các dạng địa hình:

+ Núi cao

+ Núi trung bình và núi thấp

+ Cao nguyên

+ Đồng bằng ven biển

* Nhận xét các loại đá dọc theo lát cắt:

- Đi từ Bạch Mã đế Phan Thiết ta sẽ lần lượt gặp các loại đá: granit và biến chất, Badan, trầm trích.

+ Đá Granit và biến chất chủ yếu ở khu vực núi cao từ dãy Bạch Mã đến núi Ngọc Linh.

+ Đá Badan: phạm vi rộng lớn nhất, tập trung ở các khu vực cao nguyên badan rộng lớn (Pl aayku, Buôn Ma Thuật).

+  Đá trầm tích: phân bố một phạm vi nhỏ ở rìa cuối lát cắt, khu vực đồng bằng ven biển ở Phan Thiết.

Câu 2. Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào:

- Địa hình cacxto

- Địa hình cao nguyên bazan

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

Trả lời:

* Địa hình cacxto:  Địa hình cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Hiện tượng độc đáo này được hình thành trong các núi hay cao nguyên đá vôi do tác động của nước ngầm. Nước mưa có thể thấm vào các kẽ, các khe, khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài trong khối núi.

* Địa hình cao nguyên bazan: Các cao nguyên badan ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

* Địa hình đồng bằng phù sa mới: Đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. 

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

Câu 1. Lựa chọn một kiểu địa hình ở nơi em sinh sống hoặc quê hương em, trình bày đặc điểm và nêu ý nghĩa của kiểu loại địa hình đó đối với đời sống và sản xuất

Trả lời:

* Ví dụ: Địa hình đồng bằng

+ Vùng đồng bằng là vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp - nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°. Khi độ cao không quá 200m, người ta gọi nó là đồng bằng thấp, còn khi độ cao từ 200m tới 500m, gọi là đồng bằng cao. 

+ Em ở Hà Nội thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một trong hai đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước.

+ Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi đắp phù sa, vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm.

* Ý nghĩa của địa hình đồng bằng đối với đời sống và sản xuất:

+ Đồng bằng là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều người

+ Địa hình bằng phẳng, rộng lớn là nơi để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế.

+ Đất đai màu mỡ, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước và hoa màu...

Câu 2. Hãy sưu tầm tranh ảnh, thông tin về tình trạng sạt lở bờ biển ở các vùng ven biển hoặc vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ địa hình bờ biển

Trả lời:

* Vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển:

- Tác dụng của rừng ngập mặn (RNM) trong việc giảm thiểu tác hại của sóng thần

    RNM có chức năng chống lại sự tàn phá của sóng thần nhờ hai phương thức khác nhau. Thứ nhất, khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, những cây ngập mặn vẫn có thể đứng vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ cộng đồng dân cư sinh sống đằng sau chúng. Có được như vậy là vì các cây ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ cây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và tán lá cây cùng kết hợp để phân tán sức mạnh của sóng thần. Thứ hai, khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có thể cuốn trôi những cánh RNM thì chúng vẫn có thể hấp thụ nguồn năng lượng khổng lồ của sóng thần bằng cách hy sinh chính mình để bảo vệ cuộc sống con người. Rễ cây ngập mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải. Khi cây ngập mặn bị đổ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước.

    Tổ chức “Friend of the Earth” cho rằng, bảo vệ những cánh RNM là cách giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng và các đe doạ khác trong tương lai (Scheer 2005). Theo khảo sát của IUCN (2005) tại những vùng bị tác động của sóng thần cho thấy: những vùng ven biển có RNM rậm, có các vành đai cây phòng hộ như phi lao, dừa, cọ thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn rất nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái, hoặc chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm hay xây dựng khu du lịch.

- Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đê biển Việt Nam

    Từ đầu thế kỷ XX, dân cư ở các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng một số loài cây ngập mặn như trang và bần chua để chắn sóng bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Mặc dù thời kỳ đó đê chưa được bê tông hoá và kè đá như bây giờ nhưng nhờ có RNM mà nhiều đoạn đê không bị vỡ khi có bão vừa (cấp 6 ÷ 8).

    Ở một số địa phương thực hiện nghiêm túc Chương trình trồng rừng 327 của Chính phủ thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ tốt. Năm 2000, cơn bão số 4 (Wukong) với sức gió cấp 10 đổ bộ vào huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ các dải RNM trồng ở 9 xã vùng nước lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng. Nếu không trồng RNM chắn sóng thì đê Đồng Môn đã bị vỡ và thị xã Hà Tĩnh đã bị ngập sâu, thiệt hại do cơn bão này gây ra sẽ rất nặng nề.

    Tháng 7 năm 1996, khi cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 ÷ 117km/s đổ bộ vào huyện Thái Thuỵ (Thái Bình) nhờ có dải RNM bảo vệ nên đê biển và nhiều bờ đầm không bị hư hỏng, trong lúc đó huyện Tiền Hải do phá phần lớn RNM nên các bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị vỡ. Năm 2005, vùng ven biển huyện Thái Thuỵ tuy không nằm trong tâm bão số 7 (Damrey) nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 650m đê nơi không có RNM ở thôn Tân Bồi, xã Thái Đô trong lúc phần lớn tuyến đê có RNM ở xã này không bị xạt lở vì thảm cây dày đặc đã làm giảm đáng kể cường độ sóng. Ở Thái Thuỵ, có 10,5km đê biển được bảo vệ bởi RNM hầu như không phải sửa chữa, tu bổ hàng năm kể từ khi RNM trưởng thành, khép tán.

    Một số địa phương có RNM phòng hộ nguyên vẹn như các xã ở Đồ Sơn - Hải Phòng, Giao Thuỷ - Nam Định, Hậu Lộc – Thanh Hoá, ở những nơi này đê biển hầu như không bị sạt lở trong các cơn bão số 2, 6, 7 năm 2005.

- Tác dụng của RNM trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm nhập mặn

     Rễ cây ngập mặn chằng chịt, đặc biệt là những quần thể thực vật tiên phong mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng cửa sông ven biển. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biển của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra biển 60÷70m, một số xã ở tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đất bồi ra biển 25÷30m, Trà Vinh, Sóc Trăng 15÷30m, Bạc Liêu, Cà Mau 30÷40m (Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006).

    Ở vùng cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa thường ngưng đọng trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo nổi. Nếu điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho những loài cây đến sau và đất bồi được nâng dần lên, như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Giao Thủy, Nam Định, Cồn Vành ở Thái Bình, Cồn Ngoài và Cồn Trong ở Tây Nam mũi Cà Mau.

    Những nơi trồng và bảo vệ tốt RNM thì bờ biển và đê không bị xói lở, thiệt hại do thiên tai ở mức rất thấp. Ví dụ như: đoạn bờ Bằng La, Đại Hợp (Hải Phòng) trước đây không có RNM thì bị xói lở rất mạnh. Từ khi có các dải RNM phòng hộ do Hội chữ thập đỏ Nhật Bản hỗ trợ (1997 – 2005) thì không những không bị xói lở mà trong các cơn bão lớn năm 2005 đã bảo vệ toàn vẹn đê quốc gia.

    Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn. Nhờ có RNM mà quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao, nước đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió.

Một số hình ảnh rừng ngập mặn:

Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 24: Địa hình, khoáng sản Việt Nam

Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 24: Địa hình, khoáng sản Việt Nam

Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 24: Địa hình, khoáng sản Việt Nam

Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 24: Địa hình, khoáng sản Việt Nam

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com