Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 25: Khí hậu Việt Nam

Giải chi tiết, cụ thể địa lí 8 VNEN bài 25: Khí hậu Việt Nam. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

- Đọc bản tin thời tiết ngày 16-01-2016 ở hai khu vực sau đây, hãy chỉ ra những điểm khác biệt về thời tiết ở hai khu vực trên. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt như vậy?

  • Phía Đông Bắc Bộ: sáng có mưa, mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 14−17$^{0}$C, vùng núi dưới14$^{0}$C. Nhiệt độ cao nhất 17−20$^{0}$C, có nơi trên 21$^{0}$C.
  • Khu vực Nam Bộ: ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ thấp nhất 23−26$^{0}$C, nhiệt độ cao nhất 31−34$^{0}$C.

Trả lời:

* Sự khác biệt về thời tiết hai khu vực trên là:

+ Phía Đông Bắc Bộ: trời mưa, rét, nhiệt độ thấp.

+ Khu vực Nam Bộ: ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao.

=> Sở dĩ có sự khác biệt này là do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa, miền Nam không bị ảnh hưởng của gió mùa

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta

Quan sát hình 1, đọc thông tin, hoàn thành bảng theo yêu cầu sau:

Tổng số giờ nắng trong năm 
Nhiệt độ trung bình năm 
Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất 
Tổng lượng mưa trung bình năm 
Địa điểm có lượng mưa cao nhất, thấp nhất 
Độ ẩm không khí 
Các mùa khí hậu 

Trả lời:

Tổng số giờ nắng trong năm1400 - 3000 giờ
Nhiệt độ trung bình năm23,50C
Địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất

Cao nhất: Rạch Giá 37,60C

Thấp nhất: Tam Đảo 18,00C

Tổng lượng mưa trung bình năm3840mm
Địa điểm có lượng mưa cao nhất, thấp nhất

Cao nhất: Bắc Quang 4802mm

Thấp nhất: Phan Thiết 1152mm

Độ ẩm không khíTrên 80%
Các mùa khí hậuChia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: Đông Bắc và Tây Nam

2. Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta

Dựa vào hình 2, đọc thông tin, hãy:

Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước taBiểu hiện

Tính chất đa dạng của khí hậu:

- Khí hậu phân hoá Bắc - Nam

+ Miền khí hậu phía Bắc

+ Miền khí hậu phía Nam

- Khí hậu phân hoá Tây - Đông

+ Khí hậu khu vưc Đông Trường Sơn

+ Khí hậu biển Đông Việt Nam

- Khí hậu phân theo độ cao địa hình

 

Cho biết những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường

Trả lời:

Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước taBiểu hiện

Tính chất đa dạng của khí hậu:

- Khí hậu phân hoá Bắc - Nam

+ Miền khí hậu phía Bắc

+ Miền khí hậu phía Nam

- Khí hậu phân hoá Tây - Đông

+ Khí hậu khu vưc Đông Trường Sơn

+ Khí hậu biển Đông Việt Nam

- Khí hậu phân theo độ cao địa hình

Tính chất đa dạng của khí hậu:

- Khí hậu phân hoá Bắc - Nam

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.

- Khí hậu phân hoá Tây - Đông:

+ Khí hậu khu vưc Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông

+ Khí hậu biển Đông Việt Nam: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương

- Khí hậu phân theo độ cao địa hình: Càng lên cao nhiệt độ càng xuống thấp. Ở miền núi cao nhiệt độ khắc nghiệt và biến đổi nhanh chóng.

Tính chất thất thường của khí hậuNăm rét sớm, năm rét muộn, rét hại, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm bão nhiều

* Những nhân tố đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường: Do biến đổi khí hậu các nhiễu loạn khí tượng toàn cầu như En Ninô và La Nina đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta

3. Khám phá các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 2, bảng 1, hãy:

- Nhận xét chung về đặc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta.

- Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?

Trả lời:

* Đặc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta:

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông): Đặc trưng là sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc, khí hậu các miền có sự khác biệt rõ rệt

+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.

+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.

+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa

+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

* Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ):

+ Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ.

    • Nhiệt độ cao trên toàn quốc
    • Lượng mưa lớn, riêng Duyên Hải Trung Bộ mùa này ít mưa

+ Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.

+ Miền Trung và Tây Bắc chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

+ Bắc Bộ mưa ngâu vào tháng 8 có thể gây ngập úng.

+ Bão gây mưa to, gió lớn ở các khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải nước ta.

* Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau. Vì:

+ Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong hoạt động chiếm ưu thế.

+ Như vậy, trong khoảng thời gian nay, miền bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh, mưa phùn.

+ Trong khi đó, ở vùng Duyên Hải Trung Bộ mưa lớn do tác động của gió tín phong theo hướng đông bắc. Còn Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô hạn.

4. Phân tích thuận lợi, khó khăn do khí hậu mang lại

Bằng hiểu biết của em, kết hợp đọc thông tin, em hãy:

- Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất

- Những nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng lớn trên thị trường thế giới.

Trả lời:

* Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

- Thuận lợi:

+ Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm

+ Cây cối quanh năm ra hoa kết quả

+ Tạo điều kiện tăng vụ, xen canh, đa canh cho cây trồng

+ Ngoài sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, còn có sản phẩm của ôn đới á nhiệt đới.

- Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, khí hậu diễn biến thất thường và phức tạp...

* Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng lớn trên thị trường thế giới:

+ Các sản phẩm từ cây công nghiệp: cà phê, điều, cao su, hồ tiêu...

+ Các loại cây ăn quả nhiệt đới: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài...

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Dựa vào bảng 1, hãy nêu sự khác biệt về nhiệt độ trung bình các tháng, tổng lượng mưa, diễn biến nhiệt độ và lượng mưa theo các tháng trong năm giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

So sánhHà NộiTP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình23,40C27,10C
Lượng mưa trung bình139,7mm160,9mm
Diến biến nhiệt độ

Từ tháng 1-> 7: nhiệt độ tăng dần

Từ tháng 8 -> 12: nhiệt độ giảm dần

Nhiệt độ tháng cao nhất là: 28,90C

Nhiệt độ tháng thấp nhất: 16,40C

Từ tháng 1-> 4: nhiệt độ tăng dần

Từ tháng 5 -> 12: nhiệt độ giảm dần

Nhiệt độ tháng cao nhất là: 28,90C

Nhiệt độ tháng thấp nhất: 25,70C

Diễn biến lượng mưa

Từ tháng 1 -> 8: Lượng mưa tăng dần

Từ tháng 9 -> 12: Lượng mưa giảm dần

Tháng có lượng mưa lớn nhất: tháng 8 (318mm)

Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: tháng 1 (18,6mm)

Từ tháng 5 -> 10: Lượng mưa lớn trên 200mm

Từ tháng 11 -> 4: Lượng mưa ít

Tháng có lượng mưa lớn nhất: tháng 9 (327mm)

Tháng có lượng mưa nhỏ nhất: tháng 2 (4,1mm)

Câu 2. Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội theo bảng số liệu ở bảng 1.

Trả lời:

Giải Địa lí 8 sách VNEN bài 25: Khí hậu Việt Nam

D. Hoạt động ứng dụng

Cho bảng thông tin dưới đây:

Diễn biến của bão dọc bờ biển Việt Nam (bảng sgk trang 71)

a. Dựa vào bảng trên, hãy viết ba nhận xét về tình hình bão ở Việt Nam vào vở

b. Nếu được đi du lịch, em sẽ chọn thời gian và địa điểm nào để tránh mùa bão. Giải thích lí do em chọn

Trả lời:

a. Nhận xét tình hình bão ở Việt Nam:

+ Bão ở nước ta diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm

+ Từ tháng 6 đến tháng 9, bão chủ yếu diễn ra ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ AN, Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.

+ Từ tháng 9 đến tháng 11, bão chủ yếu diễn ra ở các tỉnh Bình Định đến Bình Thuận, Vũng Tàu đến Cà Mau.

b. Nếu được đi du lịch em sẽ chọn đi Vũng Tàu từ khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 8 vì trong khoảng thời gian đó, bão chủ yếu diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, vùng biển Vũng Tàu vẫn nắng đẹp.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu, thời tiết ở nước ta

Trả lời:

* Gợi ý: 

Chớp đông nhay nháy 

Mà gà gáy thi mưa 

 

Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy 

 

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm 

 

Cò bay ngược, nước vô nhà 

Cò bay xuôi nước lui ra biển 

Ếch kêu uôm uôm 

Ao chuôm đầy nước 

 

Kiến đen tha trứng lên cao, 

Thế nào cũng có mưa rào rất to.

Tháng bảy mưa gảy cành trám 

tháng tám nắng rám trái bòng 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com