Giải kết nối tri thức địa lí 6 bài 12: Núi lửa và động đất

Giải chi tiết, cụ thể bài 12: Núi lửa và động đất trang 142 sách Lịch sử và địa lí 6 bộ [Kết nối tri thức và cuộc sống]. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

A. Phần mở đầu

Núi lửa và động đất là hai thiên tai gây ra nhiều thảm hoa kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Động đất và núi lửa diễn ra như thế nào và nguyên nhân do đâu?

1. Núi lửa

1/ Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa

2/ Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?

Hướng dẫn giải:

1/

  • Mô tả hiện tượng núi lửa: Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng
  •  Nguyên nhân hình thành núi lửa: Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

2/ Núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả:

  • Trước khi núi lừa phun trào, có thể mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, nguời dân quanh vùng phải sơ tán nhanh chóng khỏi khu vực đó,
  • Núi lửa phun gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về nguời và tài sản. Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phi nhiêu do dung nham bị phong hoá lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

2. Động đất

1/ Quan sát hình 2 và thông tin trong mục 2, em hãy nêu hậu quả do động đất gây ra

2/ Quán sát các hình sau, hãy cho biết những hành động đúng khi động đất xảy ra

Hướng dẫn giải:

1/ Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách. Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất, thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê...

2/ Tất cả đều đúng.

B. Phần luyện tập và vận dụng

1/ Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình

2/ Em hãy tìm kiếm thông tin về thảm họa do một trận động đất hoặc núi lửa gây ra trên thế giới và chia sẻ trước lớp.

Hướng dẫn giải:

1/ Em sẽ tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường, nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu. Nên ngồi theo tư thế khom lưng, một tay ôm đầu gối, tay còn lại có thể che gáy, ôm đầu để bảo vệ vùng quan trọng này. Sử dụng ba lô để che lên gáy.

2/ Động đất tại Nhật Bản năm 2011

 

Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu độ lớn 9,1 khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên 6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima nằm gần bờ biển, sóng thần tấn công đã làm hỏng hoàn toàn các hệ thống làm mát thanh nhiên liệu hạt nhân, gây ra thảm hoạ nghiêm trọng, khiến các vùng dân cư xung quanh bị nhiễm phóng xạ. Nhiều nơi 10 năm sau con người vẫn chưa thể sinh sống trở lại. Một thập kỷ trôi qua, người dân Nhật Bản chưa thể quên được ngày 11/3/2011 đen tối ấy. Dù nỗi đau chưa nguôi, chính phủ và nhân dân quốc gia Đông Á này vẫn nỗ lực vươn lên để xây dựng lại quê hương và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Tìm kiếm google: giải sách kết nối lớp 6, giải sách lịch sử địa lí 6 sách kết nối, giải địa lý bài 12 sách kết nối, giải bài Núi lửa và động đất sách mới, sách KNTT lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com