Giải kết nối tri thức lịch sử 6 bài 8: Ấn Độ cổ đại

Giải chi tiết, cụ thể bài 8: Ấn Độ cổ đại trang 34 sách Lịch sử và địa lí 6 bộ [Kết nối tri thức và cuộc sống]. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

Phần mở đầu

Tầm nước sông Hằng (Cum Me ta) là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Tín đồ Ấn Độ giáo tin tưởng nước ở sông Hằng (sông Mẹ) linh thiêng sẽ tây rửa mọi tội lỗi của họ. Vi sao ở Ấn Độ – một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? Cư dân có nơi đây đã đóng góp những gì cho nhân loại?

1. Điều kiện tự nhiên

Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng, ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Ấn Độ.

Hướng dẫn giải:

a.  Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange).

Nét chính về điều kiện tự nhiên của sông Ấn và sông Hằng ảnh hưởng đến nền văn minh Ấn Độ:

  • Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông). Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này. Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng.
  • Ở thời cổ trung đại, phạm vi địa lí của nước Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay. Địa hình Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng kiến tạo Ấn Độ (India Plate), phần phía bắc Mảng kiến tạo Ấn-Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Tha. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Tây Ghats và Đông Ghats.
  • Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất hiếm mưa, khí hậu khô nóng. Ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt. 
  • Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đề-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở. Chỉ có mỏm cực Nam và dọc theo hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp, là nơi quần cư tương đối thuận lợi và đông đúc => là cơ sở dẫn đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ

2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

1/ Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

2/ Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?

Hướng dẫn giải:

1/ Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:

- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

- Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na:

  • Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
  • Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
  • Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
  • Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

2/ Nhận xét: 

  • Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Varna là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra.
  • Chế độ đẳng cấp Varna là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
  • Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Varna có vai trò nhất định giữ cho xã hội Ấn Độ cổ đại phát triển ổn định.
  • Muốn hợp thức việc bất bình đẳng nhân danh thần linh (đạo Bàlamôn đầu TNK I Tr.CN). Do đó, sự phân chia ngặt nghèo các varna thông qua pháp lí (luật Manu III Tr.CN)
  • Nó đã phân chia xã hội thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay

3. Những thành tự văn hóa tiêu biểu

Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Hướng dẫn giải:

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:

  • Chữ viết: Người Ấn Độ tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cô nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN. Vào khoảng thế kỉ II TCN, chữ Phạn (Sanskrit) ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết có đã có trước đó. Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
  • Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
  • Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.
  • Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0. Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu.
  • Tôn giáo: Ấn Độ cổ đại là quê hương của các tôn giáo lớn. Ra đời sớm nhất là đạo Bà La Môn.  Những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Bà La Môn cải biến thành đạo Hin-đu (An Độ giáo). Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo được hình thành, người sáng lập là Xit-đac-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni).
  • Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?

2/ Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào?

3/ Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay?

4/ Trong xã hội Ấn Độ hiện nay vẫn còn tàn dự của chế độ đẳng cấp. Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để thuyết phục người dân Ấn Độ thay đổi suy nghĩ về sự phân biệt đẳng cấp đó.

Hướng dẫn giải:

1/ Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?

* Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại:

- Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Đồi núi bao bọc nên sống khép kín, ưa hòa hiếu, không thích chiến tranh. Là một vùng bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigrơ và Ơphrát thuộc Tây Á. Địa hình mở, không có biên giới hiểm trở nên thường xảy ra chiến tranh, tranh giành vùng đất tốt hơn. Do vậy cư dân Lưỡng Hà hiếu chiến hơn cư dân Ai Cập.

  • Khí hậu: Mang tính sa mạc, khô cằn ôn hòa, thuận lợi trồng cây lương thực
  • Đất đai: 90%sa mạc, 10% đất trồng trọt phì nhiêu, màu mỡ do 2 con sông bồi đắp
  • Tài nguyên: Dầu mỏ, khí đốt, đất sét
  • Địa hình: Hai miền rõ rệt: Thượng và Hạ Ai Cập Bình nguyên Dân cư: Ngày nay chủ yếu là người Arập; Thời cổ đại: Libi, da đen, Xêmit di cư từ Châu Á đến.

* Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà:

  • Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này.
  • Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than

* Sự khác nhau: 

- Về thời gian hình thành:
+ Lưỡng Hà xuất hiện khoảng 3500 TCN còn Ai Cập xuất hiện khoảng 3200 TCN.
- Về điều kiện tự nhiên:
+ Lãnh thổ Lưỡng Hà kéo dài từ biển đen đến vịnh Ba Tư từ cao nguyên Iran đến bờ biển Địa Trung Hải. Văn minh Lưỡng Hà gắn liền với hai dòng sông: Tigris và Euphrates.
+ Ai Cập tốt hơn so với Lưỡng Hà địa lý mở rộng phía bắc ĐTH phía Đông biển đỏ phía Nam Nubian phía Tây Sahara thuộc hạ lưu sông Nile. Khoảng 5000 TCN dân cư AC đã chuyển từ săn bắt đánh cá sang trồng trọt.
+ “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile” còn Lưỡng Hà được hình thành từ 2 con sông Tigirs và Euphrate
2/ Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vác-na. 
  • Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
  • Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
  • Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
  • Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn

Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau. Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là "tiện dân", còn gọi là "người không thể đến gần". Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân" thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, "tiện dân" chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.

3/ Thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay:

  • Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
  • Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.
  • Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0. Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu.
  • Tôn giáo: đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo). Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo 
  • Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.

4/ HS tự viết thư

Tìm kiếm google: Google: giải sách kết nối lớp 6, giải sách lịch sử địa lí 6 sách kết nối, giải lịch sử bài 8 sách kết nối, giải bài lịch sử và cuộc sống sách mới, sách KNTT lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com