Giải kết nối tri thức địa lí 6 bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

Giải chi tiết, cụ thể bài 22: Lớp đất trên Trái Đất trang 180 sách Lịch sử và địa lí 6 bộ [Kết nối tri thức và cuộc sống]. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

A. Phần mở đầu

Đất là một trong các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Sự sống trên Trái Đất được bao bọc, nuôi dưỡng và phát triển nhờ đất. Em có biết: Đất gồm những thành phần nào? Đất được hình thành như thế nào? Trên Trái Đất có bao nhiêu nhóm đất điển hình?

1. Các tầng đất

1/ Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất

2/ Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật 

Hướng dẫn giải:

1/ Các tầng đất: Tầng chưa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ

 

2/ Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật

 
2. Thành phần của đất

1/ Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?

2/ Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng

Hướng dẫn giải:

1/ Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất và chiếm 45% 

 

2/ Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất. 

 
3/ Các nhân tố hình thành đất

Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó

Hướng dẫn giải:

Có 6 nhân tố hình thành đất. Trong đó đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất. Vì mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đấy pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.

Hướng dẫn giải:

Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:

  • Đất đen thảo nguyên ôn đới: Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu
  • Đất pốt dôn: Bắc Mĩ, châu Âu
  • Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á

B. Phần luyện tập và vận dụng

1/ Dựa vào bản đồ hình 5, cho biết tên nhóm đất phổ biến ở nước ta

2/ Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc

3/ Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất

 

Hướng dẫn giải:

1/ Nhóm đất phổ biến ở nước ta: Đất đỏ vàng nhiệt đới

2/ Để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vì rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

3/ Con người có tác động đến sự biến đổi đất

* Tích cực: Sử dụng đi đôi với cải tạo đất, bổ sung các loại phân bón hữu cơ,...

* Tiêu cực: 

  • Tập quán canh tác như đốt nương làm rẫy và không bón bổ sung các loại phân hữu cơ đã làm cho đất bị rửa trôi, thoái hoá, đất ngày một nghèo dinh dưỡng, không phù hợp cho các loài vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, làm giảm độ phì của đất; những mảnh đất này sau một thời gian canh tác sẽ bị nghèo kiệt về dinh dưỡng.
  • Bón quá nhiều phân hoá học: Cũng nhờ có phân hoá học (như đạm, lân, ka ly, các loại phân khoáng tổng hợp....) là tác nhân chủ yếu giết chết các vi sinh vật có ích trong đất canh tác. Như vậy dinh dưỡng của đất ngày càng trở nên cạn kiệt, làm cho cây trồng ngày càng phải phụ thuộc vào phân hoá học và hiệu quả của phân hoá học ngày càng giảm đi theo thời gian của quá trình canh tác.
  • Phòng trừ dịch hại dựa chủ yếu vào thuốc bảo vệ thực vật: Trong quá trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật (các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) đã huỷ diệt hệ vi sinh vật đất, nhất là các loại thuốc được bón trực tiếp vào đất như thuốc trừ tuyến trùng và xử lý đất bằng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xám, sâu non bọ hung.....
Tìm kiếm google: giải sách kết nối lớp 6, giải sách lịch sử địa lí 6 sách kết nối, giải địa lý bài 22 sách kết nối, giải bài Lớp đất trên Trái Đất sách mới, sách KNTT lịch sử và địa lí 6

Xem thêm các môn học

Giải Lịch sử và địa lí 6 Kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net