1/ Hãy trình bày sự đa dạng của sinh vật trên Trái Đất
2/ Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo em nguyên nhân do đâu? Hãy đề ra một số biện pháp để bảo vệ các loài đó.
Hướng dẫn giải:
1/ Sự đa dạng sinh vật của Trái Đất được thể hiện ở cả môi trường đại dương và lục địa:
* Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương: Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú, đa dạng. Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau sẽ có sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ảnh sáng, nồng độ oxy, dẫn đến sự đa dạng của các loài sinh vật.
* Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa:
a) Thực vật
Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu. Tuỳ theo điều kiện khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) mà ở từng đới xuất hiện các kiểu thảm thực vật khác nhau. Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,... Ở đới ôn hoà có rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,... Ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.
b) Động vật
Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu. Ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới, có nhiều loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng và chim; xa van và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngua, linh dương, và các loài ăn thịt như sư tử, linh cầu,... ở đời lạnh là các (oài động vật thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ đồng hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời,... Ở sa mạc có các loài chịu được nóng và khô hạn như bọ cạp rắn, lạc đà,..
2/
* Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng: báo đốm, tê giác đen, đười ươi, khỉ đột sông Cross, rùa biển Hawksbill, khỉ đột miền đông, tê giác java, voi, hổ, cá heo, gấu....
* Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu gây tuyệt chủng các giống loài là do sự tàn phá môi trường sống, việc khai thác nhằm mục đích thương mại và sự ô nhiễm.
- Việc tháo nước khỏi các vùng đầm lầy, nạn phá rừng, sự đô thị hóa cùng việc xây dựng đường sá và đập nước đã hủy hoại hoặc làm tổn hại nghiêm trọng môi trường tự nhiên.
- Từ đầu thế kỷ 17, việc săn bắn động vật làm thực phẩm và các sản phẩm khác để phục vụ cho mục đích thương mại đã làm giảm đáng kể số lượng các loài quý hiếm trên thế giới.
- Hóa chất độc hại trong đất và không khí, nước ô nhiễm và nhiệt độ nước tăng cao đã đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.
* Đề ra một số biện pháp để bảo vệ:
- Chính phủ cần thông qua luật để cấm và phạt nghiêm chỉnh những người săn động vật đang gặp nguy hiểm
- Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của các loài động vật
- Nâng cao ý thức
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên cộng đồng
- Khởi động các chiến dịch để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và gây quỹ để khôi phục môi trường sống của chúng và cho việc nhân giống
- Không sử dụng, phản đối sử dụng các sản phẩm làm từ động vật
- Có thái độ phê phán, lên án những hành vi bắt giữ, giết mổ động vật hoang dã