Giải sách bài tập đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 1: Người lao động quanh em

Hướng dẫn giải bài 1: Người lao động quanh em trang 5 SBT Đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1: Nêu công việc và đóng góp của người lao động trong tranh.

Bài tập 1: Nêu công việc và đóng góp của người lao động trong tranh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bức tranh 1.

Công việc: Giáo viên. Sử dụng kiến thức, hiểu biết để giảng dạy học trò, giúp học trò có kiến thức, trở thành người có ích cho xã hội.

Đóng góp: Truyền đạt tri thức đúng đắn đến các thế hệ trẻ

  • Bức tranh 2.

Công việc: Cảnh sát giao thông. Thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường bộ thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến giao thông.

Đóng góp: Điều khiển làn đường, bảo vệ an toàn giao thông cho mọi người

  • Bức tranh 3.

Công việc: Thợ xây. Thực hiện việc lao động trực tiếp và tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình, nhà cửa....

Đóng góp: Nhà ở, các công trình kiến trúc

  • Bức tranh 4.

Công việc: Bác sĩ nha khoa. Khám, chữa bệnh về răng

Đóng góp: Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mọi người

  • Bức tranh 5.

Công việc: Họa sĩ. Thực hiện sáng tác ra các tác phẩm hội họa, thể hiện tư tưởng nghệ thuật, tình cảm, tâm huyết qua các tác phẩm có thể cảm nhận được bằng thị giác.

Đóng góp: Các tác phẩm nghệ thuật trưng bày, các bức tranh bày bán….

  • Bức tranh 6.

Công việc: Thợ mộc. Làm những việc liên quan đến sản xuất và chế biến đồ gỗ

Đóng góp: Các sản phẩm từ gỗ như giường, tủ, kệ, bàn, ghế…..

Bài tập 2: Tích vào ô chỉ lí do phải biết ơn người lao động

 

Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn

 

Người biết ơn người lao động sẽ được mọi người yêu quý

 

Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự

 

Biết ơn người lao động sẽ làm mình mệt mỏi hơn

Hướng dẫn trả lời:

x

Phải biết ơn người lao động vì họ giúp cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn

x

Người biết ơn người lao động sẽ được mọi người yêu quý

x

Biết ơn người lao động là hành vi văn minh, lịch sự

 

Biết ơn người lao động sẽ làm mình mệt mỏi hơn

Bài tập 3: Vẽ V vào ô chỉ lời nói, việc làm em đồng tình, vẽ X vào ô chỉ lời nói, việc làm em không đồng tình. Nêu lí do em đồng tình hay không đồng tình.

Bài tập 3: Vẽ V vào ô chỉ lời nói, việc làm em đồng tình, vẽ X vào ô chỉ lời nói, việc làm em không đồng tình. Nêu lí do em đồng tình hay không đồng tình.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bức tranh 1: Đồng tình vì thể hiện sự biết ơn đối với người lao động

  • Bức tranh 2: Đồng tình vì thể hiện sự biết ơn đối với người lao động

  • Bức tranh 3: Không đồng tình vì thể hiện sự chê bai, không tôn trọng với nghề của bạn

  • Bức tranh 4: Đồng tình vì thể hiện sự biết ơn đối với các chú cứu hỏa

Bài tập 4: Xử lý tình huống

Tình huống 1: Chú của Bin làm kiểm lâm. Bin rất thích công việc của chú và chia sẽ điều này với Tin. Tin nói: “ Kiểm lâm thì có gì đáng tự hào đâu!”. Nếu là Bin, em sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống 2: Na và Cốm đang thảo luận về chủ đề “ Người lao động quanh em” Na chia sẻ: “ Chúng ta phải biết ơn người lao động trong xã hội”. Cốm tiếp lời: “ Làm như thế để được thầy cô và người lớn khen.” Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Bin, em sẽ nói với Tin đây là một nghề. Bất cứ nghề nào cũng đáng được tôn trọng. Mỗi người sẽ có một sở thích riêng, Tin không nên chê bai mà nên tôn trọng với mỗi ngành nghề.

Tình huống 2: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm việc thể hiện sự biết ơn người lao động trong xã hội không phải vì để người lớn hay thầy cô khen mà thể hiện sự biết ơn của bản thân, thể hiện sự tôn trọng của bản thân với nghề đó chứ không phải vì để được khen.

Bài tập 5: Hãy giới thiệu một tấm gương người lao động mà em biết.

Bài tập 5: Hãy giới thiệu một tấm gương người lao động mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

1. Qua Intermet, em biết được tấm gương Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền

2. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1945), nguyên là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là một trong những người đặt nền móng đầu tiên xây dựng trường THDL Đoàn Thị Điểm, một điểm sáng về giáo dục đào tạo của Thủ đô.

3. Với tinh thần dám nghe, dám làm, sáng tạo, bà đã lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nhà trường phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đào tạo. Hiện nay trường đã có 2 cơ sở với 108 lớp, 3.176 học sinh và 374 cán bộ, giáo viên và trở thành một trong những trường dân lập lớn nhất của Thủ đô.

Suy nghĩ sau bài học:

  • Sau bài học này, em học được những gì?

Hướng dẫn trả lời:

Sau bài học này, em học được cách thể hiện sự biết ơn đối với các ngành nghề lao động trong xã hội qua hành động và lời nói, biết được những việc không nên làm với các ngành nghề lao động trong xã hội.

Tìm kiếm google: Giải sbt đạo đức 4 CTST bài 1 Người lao động quanh em, giải sbt đạo đức 4 CTST, giải sách bài tập đạo đức 4 CTST bài 1 Người lao động quanh em

Xem thêm các môn học

Giải SBT đạo đức 4 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com