Giải SBT Kết nối tri thức lịch sử 10 bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại

Hướng dẫn giải: bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại môn lịch sử SBT lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.

Câu 1. Khai thác lược đồ Hình 1 (Lịch sử f0, tr. 77) cho thấy:

1.1. Vị trí địa li khu vực Đông Nam Á có điểm gì nỗi bật?

A. Thuộc Thái Bình Dương.

B. Thuộc Ấn Độ Dương.

C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

D. Trải rộng ở Nam bán cầu.

1.2. Địa hình Đông Nam Á bao gồm

A. các bán đảo. C. cả phần lục địa và hải đảo.

B. các quần đảo. D. nhiều đồng bằng rộng lớn.

Câu 2. Với vị trí địa lí đặc biệt, điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong tiến trình phát triên nền văn minh là gì?

A. Được coi như một “ngã tư đường”, cầu nối giữa các nền văn minh thế giới.

B. Trở thành một trung tâm văn minh lớn trên thế giới.

C. Hình thành một trung tâm văn minh với những thành tựu đặc sắc.

D. Nền văn minh phát triển muộn do những chia cắt về điều kiện tự nhiên.

Câu 3. Tư liệu dưới đây giúp em biết điều gì về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

“Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc như Cu-a-la Lăm-pơ, Xin-ga-po, Gia-các-ta,....”.

(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 152 — 153)

A. Ảnh hưởng tich cực của gió mùa và khí hậu biển đối với khu vực.

B. Đông Nam Á là khu vực giáp biễn.

C. Đông Nam Á có khí hậu gió mùa.

D. Đông Nam Á có những đô thị đông đúc, trù phú.

Câu 4. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung tư liệu 3, 4 (Lịch sử 70, tr. 81)?

A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển do sự du nhập các thành tựu văn minh từ bên ngoài.

B. Khi người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, cư dân ở đây đã đạt đến trình độ phát triên nhất định.

C. Tổ chức xã hội cơ bản, tạo cơ sở nội tại hình thành nên các quốc gia cổ Đông Nam A là các làng.

D. Giữa cư dân Đông Nam Á và cư dân Án Độ có những nét tương đồng.

Câu 5. Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là

A. nền văn minh nông nghiệp.

B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

C. nền văn minh sông nước.

D. nền văn minh thương mại biển.

Câu 6. Vùng đất hình thành Vương quốc hàng hải Sri Vi-giay-a (thế kỉ VII — XIII) ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Phi-lip-pin.

B. Bru-nây.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Thái Lan.

Câu 7. Một trong những quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam cũng được coi là một vương quốc hàng hải hùng mạnh ở khu vực Đông Nam À khoảng 7 thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Văn Lang - Âu Lạc.

B. Chăm-pa.

C. Phù Nam.

D. Chân Lạp.

Câu 8. Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:

A. Nam Á, Việt - Mường, Tày — Thái, Mông — Dao.

B. Nam Á, Nam Đảo, Mông — Dao, Tạng — Miền.

C. Nam Á, Thái - Ka-đai, Nam Đảo, Mông —- Dao, Hán — Tạng.

D. Mông —- Dao, Hán — Tạng. Tày — Thái, Ka-đai.

Câu 9. Tổ chức xã hội cơ bản hình thành nên các nền văn minh ở Đông Nam Á là gì?

A. Làng/bản....

B. Đô thị cổ.

C. Lãnh địa.

D. Phường hội.

Câu 10. Nền văn minh từ bên ngoài có ảnh hưởng sớm và sâu sắc tới khu vực Đông Nam A là

A. văn minh Trung Hoa.

B. văn minh Ấn Độ.

C. văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.

D. văn minh phương Tây.

Câu 11. Khai thác Tư liệu 5 (Lịch sử 70, tr. 82) và cho biết cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Án Độ thông qua cách thức nào là chủ yếu?

A. Trong quá trinh giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.

B. Thông qua quá trình truyền giáo của các nhà truyền giáo Ấn Độ.

C. Thông qua những thương nhân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.

D. Thông qua các yếu tố trung gian, chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.

Câu 12. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Mi-an-ma.

Trả lời:

1.1.C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

1.2.C. cả phần lục địa và hải đảo.

2.A. Được coi như một “ngã tư đường”, cầu nối giữa các nền văn minh thế giới.

3.A. Ảnh hưởng tich cực của gió mùa và khí hậu biển đối với khu vực.

4.A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển do sự du nhập các thành tựu văn minh từ bên ngoài.

5.B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

6.C. In-đô-nê-xi-a.

7.C. Phù Nam.

8.C. Nam Á, Thái - Ka-đai, Nam Đảo, Mông —- Dao, Hán — Tạng.

9.A. Làng/bản....

10.C. văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.

11.A. Trong quá trinh giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.

12.A. Việt Nam.

Trả lời: 1. Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ- Hình 1: Một ngôi chùa ở Thái Lan.- Hình 3: Công trình Hin - đu - giáo ở In - đô - nê - xi -a.- Hình 5: Bia chữ Phạn cổ nhất Đông Nam Á được tìm thấy ở Việt Nam.2. Ảnh hưởng văn minh Trung Hoa- Hình 2: Khuê Văn Các (Hà Nội - Việt Nam).- Hình 4: Ngôi đền cổ nhất của người...
Trả lời:  Điều kiện tự nhiên nổi bậtSuy luận về ảnh hưởng1.Nằm ở phía Đông Nam châu Á, trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.Trở thành “ngã tư đường”, là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới,…2.Có hệ thống sông ngòi dày đặc.Đất đai màu mỡ, đa số các quốc gia chịu...
Trả lời:  Ngữ hệĐịa bàn phân bố (Quốc gia)Nhóm ngôn ngữNam ÁĐông Nam ÁMôn – Khơ - meViệt – MườngThái – Ka – đaiLào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi Mi – an – ma, Việt NamTày – TháiKa- đai Mông – DaoMi – an – ma, Việt Nam, Lào và Thái LanMông – DaoNam ĐảoĐông Nam Á hải đảo, một bộ phận Tây...
Trả lời: Cơ sở hình thànhNội dungVề tự nhiên1. Vị trí địa lýĐông Nam Á là một khu vực bao gồm các bán đảo và quần đảo chạy dài từThái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Ngày nay, khu vực này gồm 11 quốc gia, đượcphân thành hai nhóm: Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan,Mi-an-ma) và Đông Nam Á...
Trả lời: 6.1. Lập và hoàn thành bảng về những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á.TTLĩnh vực chịu ảnh hưởngTừ nền văn minhVí dụ1Chính trị, tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật,…Nền văn minh Ấn ĐộTôn giáo lớn: Phật giáo, Hindu giáo;Đền thờ: Pram-ba-nan (Indonesia);Bia Võ...
Trả lời: Hình ảnh bó lúa vàng trở thành biểu tượng chung của cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Cộng đồng được thành lập và phát triển dựa trên những nét tương đồng về điều kiện địa lí, lịch sử, văn hoá, mà điểm nỗi bật nhất chính là có cùng một mẫu số chung — nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước,...
Tìm kiếm google: Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức, giải vở bài tập lịch sử 10 kết nối tri thức, giải BT lịch sử 10 kết nối tri thức Giải SBT bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com