Giải SBT Kết nối tri thức lịch sử 10 bài 10 : Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại

Hướng dẫn giải:bài 10 : Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại môn lịch sử SBT lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 10 dưới đây.

Câu 1. Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam A thời kì cổ — trung đại?

A. Nền nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.

D. Tiếp †hu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

Câu 2. Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.

C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

Câu 3. Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ

A. Ấn Độ. C. Ấn Độ và Trung Quốc.

B. Trung Quốc. D. các nước A-rập.

Câu 4. Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo. C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.

B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.  D. Hin-đu giáo, Công giáo.

Câu 5. Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?

A. Khu vực Đông Nam Á được coi như "ngã tư đường”. là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.

B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thề giới là Ấn Độ và Trung Hoa.

C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.

D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.

Câu 6. Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.

B. Chữ Hán của người Trung Quốc.

C. Chữ Nôm của người Việt.

D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.

Câu 7. Truyện Kiều là tác phẫẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?

A. Chữ Hán. C. Chữ Phạn.

B. Chữ Nôm. D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 8. Theo em, ý nào không phù hợp về ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ — trung đại?

A. Từ rất xa xưa, cư dân trong khu vực đã biết tiếp †hu những thành tựu văn minh nhân loại đề phát trên nên văn minh của mình.

B. Thể hiện sức sáng tạo, ý thức tự chủ, tự cường của cư dân các dân tộc Đông Nam Á.

C. Tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc.

D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tính dân tộc không cao.

Câu 9. Các công trình kiến trúc nỏi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.

B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Án Độ, Trung Quốc đến.

C. Đa số là các công trình Phật giáo.

D. Đều được UNESCO ghi danh.

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biêu của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ang-co Vát và Ảng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đến tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)?

A. Đều là các công trình kiến trúc Phật giáo.

B. Mang bản sắc kiến trúc, điêu khắc riêng của từng dân tộc.

C. Đều được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.

D. Đều được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.

Trả lời:

1.C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.

2.A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

3.C. Ấn Độ và Trung Quốc.

4.A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.

5.A. Khu vực Đông Nam Á được coi như "ngã tư đường”. là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.

6.A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.

7.B. Chữ Nôm.

8.D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tính dân tộc không cao.

9.A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.

 

10.A. Đều là các công trình kiến trúc Phật giáo.

Trả lời: 1. Đúng: A, C, D, G.A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: 1. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII; 2. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV; 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.C. Văn minh phương Tây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á từ sau các ...
Trả lời: Giai đoạnĐiểm nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hộiNét nổi bật về văn hoáCơ sở nền tảngGiai  đoạn văn minh Đông  Nam Á có những  chuyển biến quan trọng  (từ  thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp của các...
Trả lời: a) Vì sao trên hành trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á — Nhật Bản”, văn minh Đông Nam Á lại là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ?- Giá trị lịch sử: Các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng phản ánh những giai đoạn lịch sử của một quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu về các di...
Tìm kiếm google: Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức, giải vở bài tập lịch sử 10 kết nối tri thức, giải BT lịch sử 10 kết nối tri thức Giải SBT bài 10 : Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com