Hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi sau

BÀI TẬP 5: Hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi sau

a) Vì sao trên hành trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á — Nhật Bản”, văn minh Đông Nam Á lại là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ?

b) Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á — Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á/iệt Nam để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao em lựa chọn giới thiệu thành tựu đó?

Câu trả lời:

a) Vì sao trên hành trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á — Nhật Bản”, văn minh Đông Nam Á lại là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ?

- Giá trị lịch sử: Các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng phản ánh những giai đoạn lịch sử của một quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu về các di sản này giúp cho các nhà sử học biết được quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc ở khu vực.

- Giá trị văn hóa - xã hội: Các di sản văn minh có những nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc của từng dân tộc, giúp thế hệ trẻ ngày nay có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

- Giá trị kinh tế: Các di sản văn minh mang lại doanh thu lớn khi những nơi này trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng và hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

b) Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á — Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á/Việt Nam để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao em lựa chọn giới thiệu thành tựu đó?

- Thạp đồng Đông Sơn cao 42cm, nặng 11,500 kg (không kể phần nắp đã mất), thuộc loại thạp có vành gờ miệng đậy nắp đồng. Thạp có đôi quai hình chữ U ngược trang trí bện thừng và hoa văn nổi hình chữ S rất tinh tế. Ở giữa mỗi quai hình chữ U ngược là một quai vành khuyên bốn ngấn. Cụm quai này tạo bởi khuôn rời nên đã làm hỏng phần băng hoa văn phức hợp gồm hai băng chấm rải, hai băng răng cưa bọc lấy đồ án chính là băng hình chữ S nằm biến thể thành dạng ô trám.

- Chính giữa thân thạp là băng gồm 4 hình thuyền chiến với kiểu tạo hoa văn in chìm rất giống thạp Hợp Minh (Yên Bái) và mộ Việt Vương (Văn Đế Triệu Muội) ở Quảng Châu. Đây là những thuyền chiến chở chiến binh mang rìu chiến kiểu gót hài, có lầu với người đứng bắn cung nỏ ở trên và đồ đồng lớn bên dưới, có trống trụ ở giữa thuyền, nơi thường trói một tù binh quay mặt ngược với chiến binh. Điều đáng nói nhất là sự thể hiện rất rõ nét hình tượng tù binh bị trói gập cánh khuỷu và chiến binh Đông Sơn tay cầm đầu lâu cũng như đầu lâu treo trước mũi thuyền – cái mà một số nhà nghiên cứu đã từng lầm tưởng là mái chèo mũi thuyền trên một số trống đồng. Gần sát đáy là băng phức hợp được tạo bởi năm băng gồm hai chấm rải, hai vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa bọc lấy băng rộng trơn không có hình. 

- Giá trị nhất của chiếc thạp còn là một dòng gồm 22 chữ Hán chạy song song ở phần trống gần sát gờ miệng. Chính đây là cơ sở để chúng tôi nêu giả thuyết về chủ nhân chiếc thạp có thể là Triệu Đà, người sáng lập triều đình Nam Việt vào cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Những dòng chữ này đã được tôi dịch và giới thiệu trên tạp chí Khảo cổ học (số 5-2007), khi đó chữ thứ hai trong số 22 chữ này vẫn còn để trống. Gần đây, trong khi tiếp tục theo đuổi giải nghĩa chữ này, tôi đã nhận thấy tự dạng chữ này khá gần với chữ „Xoang“, và hai chữ đầu chỉ địa danh của 22 chữ trên miệng thạp có thể đọc là „Long Xoang“. 

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com