Giải SBT Kết nối tri thức Ngữ Văn 10 Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (Nói và nghe)

Giải chi tiết, cụ thể SBT Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (Nói và nghe). Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1. Đọc Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô), có người cho rằng, cuối cùng thì Gia-ve đã giành lại được uy quyền của mình, lại có ý kiến khẳng định: người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng. Bạn hãy nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.

Hướng dẫn:

Thực tế đã tồn tại hai cách lí giải như đề tài đã nêu. Trong đoạn trích, Gia-ve có uy quyền trước Giăng Van-giăng cũng như Giăng Van-giăng có uy quyền trước Gia-ve. Uy quyền đó của từng người đã mất và giờ đây đang được khôi phục, theo cách riêng của mình. 

  • Nhân vật Gia-ve: Trước sau, Gia-ve vẫn là một viên thanh tra, đại diện cho luật pháp. Với những người phạm pháp (trong đó có Giăng Van-giăng), Gia-ve dường như có quyền uy tối thượng. Quyền uy của Gia-ve đối với Giăng Van-giăng đã bị vô hiệu khi người tù khổ sai trước kia trở thành ông Ma-đơ-len – thị trưởng của thị trấn Mông-tơ-rơi. Nhưng lúc này, tại bệnh xá  nơi Phăng-tin đang được chăm sóc không còn ông thị trưởng nào cả, mà chỉ có “một thằng ăn cắp” như cách nói đầy đắc thắng của Gia-ve. Vậy chẳng phải Gia-ve đã lấy lại được uy quyền của mình trước Giăng Van-giăng hay sao?
  • Nhân vật Giăng Van-giăng: Khi đang là thị trưởng, ông Ma-đơ-len là cấp trên của Gia-ve. Ông có quyền uy lớn trước viên thanh tra Gia-ve (bằng chứng là ông đã can thiệp buộc Gia-ve phải thả Phăng-tin). Nhưng khi Giăng Van-giăng quyết định đầu thú để cứu một người bị oan, thì ông đã chấp nhận trở lại với thân phận người tù vượt ngục, cũng coi như hết mọi uy quyền. Tuy nhiên, trong tình thế bị ép, có nguy cơ không được thực hiện nghĩa vụ lương tâm trước Phăng-tin, Giăng Van-giăng đã có một hành động bất ngờ: giật thanh sắt cầm trong tay và nói một câu khiến Gia-ve phải run sợ. Vậy, phải chăng, Giăng Van-giăng cũng đã khôi phục uy quyền của mình trước Gia-ve? 

Bài tập 2. Có người cho rằng, trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) chỉ là sự nông nổi, vô tâm của tuổi trẻ, đáng cảm thông; có người lại xem đó là trò tai ác, gây tổn thương cho Na-đi-a. Bạn suy nghĩ như thế nào về điều đó?

Hướng dẫn:

Học sinh có thể lựa chọn một trong hai cách hiểu trên hoặc đưa ra cách hiểu riêng của mình để lập đề cương cho bài nói, miễn là các dữ kiện đưa ra từ tác phẩm phải phù hợp với lập luận

Ví dụ:

Có thể xem trò đùa của nhân vật “tôi” trong Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp) chỉ là sự nông nổi, vô tâm của tuổi trẻ, đáng cảm thông vì:

  • Nhân vật “tôi” là một người trí thức, một người tinh tế, nhưng lại thiếu tự tin, đã không dám thổ lộ trực tiếp với nàng, mà phải mượn lời của gió, mà phải thì thầm từ xa. Thậm chí khi đã trưởng thành hơn, nhớ lại và kể lại, chàng cũng không dám thú nhận tình yêu của mình dành cho nàng, không dám thú nhận cả sự nuối tiếc của mình vì cô gái ấy đã đi lấy người khác, có con với người khác.
  • Mặc dù “tôi” có chút  quá đáng khi trêu đùa tình cảm của Na-đi-a (mỗi lần trượt tuyết “tôi” đều ghé vào tai của Na-đi-a và thì thầm “Na-đi-a, anh yêu em!”). Câu nói đó đã khiến Na-đi-a có tâm trạng rối bời, nàng băn khoăn không biết là “tôi” hay gió đã nói điều ấy. Nàng đã đề nghị chàng trai trượt lần nữa, thâm chí nàng còn mạo hiểm trượt tuyết một mình để khám phá điều bí ẩn. Nhưng nếu không có ngày hôm ấy, có lẽ cả đời Na-đi-a sẽ không hiểu được thế nào là yêu, và sẽ mãi sống như một cái bóng không biết đam mê. Từ câu nói đùa ấy mới khiến tình yêu bắt đầu nảy nở trong con người Na-đi-a.
  • Sau cùng Na-đi-a vẫn có được hạnh phúc nhưng không phải với nhân vật “tôi”. Có lẽ đây là cái kết tốt nhất cho tình yêu “trò đùa này”, trở thành những kỉ niệm khó quên trong lòng hai người. Giống như A.I.Bordanovich đã từng nhận xét “…trong đoạn kết dù sao vẫn xuất hiện cảm xúc buồn, như cuộc sống nói chung vẫn buồn như thế, nếu như trong cả cuộc đời, ký ức xúc động nhất và tuyệt vời nhất được lưu giữ lại chỉ là cái trò vớ vẩn của những ngày trẻ tuổi” . 
Tìm kiếm google: Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức; SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức; Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện (Nói và nghe)

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com