Bài tập 1. Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 76) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Thông tin chính này được triển khai cụ thể thành các ý phụ và chi tiết nào?
3. Các số liệu được nhắc tới trong đoạn trích có tác dụng gì?
4. “Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống”. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Hướng dẫn:
1. Câu chủ đề trong đoạn trích: “Các loài tiến hoá và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường". Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là vai trò của cái chết đối với sự sống và sự tiến hoá của các loài sinh vật.
2. Thông tin chính được triển khai thành các ý phụ và chi tiết:
3.
4.
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Tính cách của cây trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.96 –98) và trả lời các câu hỏi:
1. Tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong văn bản và chỉ ra trình tự sắp xếp các thông tin đó.
2. Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào?
3. Tác giả quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn nào? Việc sử trọng trong văn bản này dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?
4. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản này?
5. Thông điệp tác giả muốn truyền tải trong văn bản này là gì?
6. Các thông tin, dữ liệu tác giả trình bày trong văn bản được lấy từ đâu? Thông tin đó có đáng tin cậy không? Vì sao bạn đánh giá như vậy?
7. Văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách ứng xử cần có của con người với cây cối?
8. Theo bạn, cây cối có cảm xúc, suy nghĩ hay không? Nó có thể cảm nhận nỗi đau hay không?
Hướng dẫn:
1. Các thông tin chính trong văn bản được trình bày theo trình tự từ khái quát đến cụ thể: ược trình bày tê
2. Ba cây sồi, sinh trưởng trong những điều kiện giống hệt nhau, nhưng lại có những hành vi khác nhau, tác giả cho rằng cây cũng có tính cách. Chính tính cách bẩm sinh quyết định những hành vi khác nhau của cây.
Tính cách của cây được biểu hiện trong tình huống rụng lá khi mùa thu đến. Trong tình huống đó, mỗi cây sồi lại có những hành vi khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau: cây bên phải thích ứng nhanh, đã sẵn sàng chuyển màu, trong khi hai cây còn lại thì chậm chạp hơn. Đằng sau mỗi hành vi đó là những quyết định khác nhau về thời điểm rụng lá, cây bên phải căng thẳng hơn, khôn ngoan hơn, quyết định rụng ngay lập tức, trong khi đó hai cây còn lại bạo gan hơn, giữ lại màu xanh lâu hơn.
Tính cách của cây còn được biểu hiện trong tình huống khi cây phải đối diện với nguy hiểm, ví dụ như khi sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng hay bị nấm tấn công. Có cây sẽ dũng cảm hi sinh một phần cành của mình, chủ động tấn công và giết chết nấm, nhưng cũng có cây sẽ không chịu rụng cành, thân sẽ mục dần và trở nên ít vững chắc. Có cây tham lam ánh sáng sẽ tận dụng cơ hội khi những cây khác chết đi để mọc ra những cành to và cuối cùng phải trả giá cho sự tham lam ngu ngốc của mình.
=> Như vậy, theo tác giả, tính cách của cây là những quyết định, lựa chọn và phản ứng khác nhau của cây trước những kích thích từ môi trường bên ngoài. Những tính cách khác nhau đó làm nên sự đa dạng về hình dáng của cây cối, mặc dù chúng sống trong điều kiện giống hệt nhau.
3.
4.
5. Thông qua các từ ngữ miêu tả cây cối như: “hai kẻ chậm chạp này”, “người xóm lân cận có thể thấy tác giảc hàng xóm của mình”, “hàng xóm lân cận”, “thèm khát”, “thận trọng”, “khôn ngoan” “căng thẳng” “tận dụng” “hình dung"... có thể thấy, tác giả cho rằng cây cối không phải là những vật vô tri mà cũng có cảm xúc, suy nghĩ, tính cách, và do đó cần được ứng xử theo một cách khác.
6. Các thông tin, dữ liệu trong văn bản được thu thập từ những trải nghiệm và quan sát của tác giả. Có thể thấy điều này qua các chi tiết như: “Trên con đường thôn dã nằm giữa làng Hum-men (Hummel) quê tôi và thị trấn nhỏ kế bên trong thung lũng A-hơ (Ahr) có ba cây sồi. [.] Điều đó khiến chúng trở thành vật nghiên cứu lí tưởng của tôi" Tác giả đã quan sát cây vào nhiều thời điểm khác nhau một cách hết sức tỉ mỉ, chi tiết, từ trải nghiệm thực tế của một người gắn bó mật thiết với cây cối.
Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về cuốn sách Đời sống bí ẩn của cây. Có ý kiến cho rằng những thông tin mà tác giả cung cấp thiếu tính khoa học, vì nó chỉ đơn thuần dựa trên sự quan sát của cá nhân, với rất nhiều suy đoán thiếu căn cứ. Có ý kiến lại cho rằng cuốn sách đã cho thấy một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và thuyết phục về đời sống xã hội của cây cối.
7. Cây cối không phải là những thực thể vô tri, mà là những chủ thể có suy nghĩ, cảm xúc và tính cách. Điều này đã được chứng minh qua nhiều thí nghiệm khoa học. Vì thế, cần ứng xử với cây cối một cách bình đẳng như với tất cả các loài sinh vật khác, trên tinh thần tôn trọng sự sống.
Vì cây cối có phản ứng và tính cách khác nhau nên khi trồng, chăm sóc cây, ta cần lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng những tính cách khác biệt của chúng, nhờ thế, cây sẽ được sinh trưởng trong một môi trường thuận lợi nhất.
Văn bản gợi liên tưởng tới những mô hình nông nghiệp sinh thái đã được đề cập đến trong nhiều cuốn sách như Cách mạng từ một cọng rơm của Ma-xa-nô-bư Phư-cư-ô-ca (Masanobu Fukuoka), Quả táo thần kì của Kimura của Ta-cư-gi I-si-ka-oa (Takuji Ishikawa). Trong những cuốn sách này, người ta đã chứng minh, chính cách sản xuất nông nghiệp theo lối bóc lột tự nhiên, trấn áp tự nhiên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái, sự bùng nổ của sâu bọ, nạn dịch, và chỉ có quay trở về sản xuất thuận tự nhiên thì con người mới gặt hái được những thành quả tốt đẹp từ nông nghiệp.
8.
Ví dụ thí nghiệm của người làm vườn nổi tiếng Lu-dơ Bơ-banh (Luther Burbank) ở San-tơ Râu-dơ (Santa Rosa), Ca-li-phoóc-ni-a (California), Mỹ, hay thí nghiệm của nhà thực vật học nổi tiếng Các Lin-ni-ét (Carl Linnaeus).
Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Các khu rừng nhiệt đới chắc chắn là những nơi đa dạng sinh học nhất trên Trái Đất. Mặc dù chúng chỉ chiếm 6% đất (khoảng 8 triệu km), nhưng những sinh vật trên cạn và dưới nước sống ở đó chiếm hơn một nửa số cơ thể sống được biết tới. Chúng giữ kỉ lục buồn là hệ sinh thái bị bàn tay con người tàn phá mạnh nhất. Diện tích của những cánh rừng này không ngừng giảm xuống, khoảng 1% mỗi năm (bằng 80.000 km,tức cỡ diện tích của bang Vơ-gin-ni-a (Virginia), Mỹ, hay một phần bảy diện tích nước Pháp). Cứ hai giây trôi qua là có các mảnh rừng nhiệt đới tương đương với diện tích của một sân bóng đá lại bị xoá khỏi bề mặt Trái Đất.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2017, tr. 149)
1. Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Các số liệu được đề cập tới trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
3. Quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ bằng cách nào?
Hướng dẫn:
1. Sơ đồ:
2.
=> Tóm lại, các con số biết nói được trình bày trong đoạn trích vừa tạo nên tính thuyết phục, khách quan của văn bản, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ, có tác dụng thức tỉnh sâu sắc đối với người đọc.
3. Quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ một cách gián tiếp thông qua các dữ liệu khách quan, các con số biết nói, đồng thời cũng được bộc lộ một cách trực tiếp thông qua các nhận xét, đánh giá ("Chúng giữ kỉ lục buồn là hệ sinh thái bị bàn tay con người tàn phá mạnh nhất").
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao khoảng 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi. Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh. Tiếc là hoạ sĩ người Anh Tơn-nở (Turner), người đã một lần buộc chặt mình vào cột buồm của một con thuyền giữa bão tổ để quan sát rõ hơn các màu sắc của biển động, đã không được đi máy bay và ngắm các trò chơi này của ánh sáng Mặt Trời với Trái Đất và bầu trời! Các bạn chắc đã quan sát thấy rằng, nhìn từ máy bay, bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất. Giải thích điều này thật đơn giản: ảnh sáng của bầu trời được quyết định bởi lượng phân tử không khí nằm trên trục nhìn của chúng ta; càng có nhiều các phân tử không khí này, thì bầu trời càng sáng, và nó càng ít sắm hơn. Bởi vì càng lên cao thì không khí càng loãng, nên càng có ít hơn các phân tử không khí trên đường ngắm của chúng ta khi nhìn từ cửa sổ máy bay; không khí như vậy sẽ kém sáng hơn và do đó bầu trời trông sẫm hơn. Nếu bạn đẩy thí nghiệm này lên mức cực hạn, tức là loại bỏ tất cả các phân tử không khí, thì sẽ không còn ánh sáng màu lam nào được tán xạ nữa để làm sáng bầu trời và bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực. Đây chính là điều đã xảy ra trong không gian hay trên bề mặt Mặt Trăng nơi hoàn toàn không có không khí. Chính vì thế bầu trời mà các nhà thiên văn nhìn từ không gian hay từ Mặt Trăng luôn luôn là một màu đen hoàn toàn.
1. Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Xác định các ý phụ và các thông tin chi tiết để làm rõ thông tin chính.
3. Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích và phân tích tác dụng của nó.
4. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
5. Thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện bằng cách nào?
6. Những thông tin trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Hướng dẫn:
1. Câu chủ đề của đoạn trích là: “Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi”. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là vẻ đẹp của bầu trời nhìn từ trên cao.
2. Thông tin chính của đoạn trích đã được làm rõ bởi các ý phụ và các chi tiết sau:
3. Yếu tố miêu tả trong đoạn trích được thể hiện cụ thể qua các chi tiết như: “Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh” “bầu trời trông thảm hơn so với nhìn từ mặt đất”, “bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực".
=> Yếu tố miêu tả giúp cho các thông tin được cung cấp trở nên cụ thể, sống động, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, hỗ trợ đắc lực cho việc biểu đạt thông tin.
4.
5. Thái độ, quan điểm của tác giả không được bộc lộ một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc nhấn mạnh vẻ đẹp mĩ lệ, kì diệu của bầu trời cũng như giải thích vẻ đẹp đó từ góc nhìn khoa học. Thông qua miêu tả và giải thích, tác giả kín đáo thể hiện một thái độ ngưỡng mộ đối với sự kì diệu của tạo hoá và vẻ đẹp của khoa học.
6. Những thông tin trong đoạn trích giúp nhận ra được vẻ đẹp diễm lệ và màu nhiệm của thiên nhiên, đồng thời cũng dẫn dắt người đọc khám phá thế giới bí ẩn và vô tận của khoa học.
Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà người Việt được làm ngay trên mặt đất chứ không phải là nhà sàn như ở vùng núi và như nhà người Cao Miên, miền tây Nam Kì. Tuy vậy, phải thấy rằng, người Việt ở tỉnh Châu Đốc làm nhà sàn như những người Cao Miên láng giềng của họ. Người giàu làm cọc nhà bằng đá xây ghép với nhau. Những người khác thì làm cọc sàn bằng tre hay gỗ. Ngoài ra, ở nông thôn tỉnh Sa Đéc, ta thấy có một số nhà sàn có cọc bằng gạch theo kiểu châu Âu, lợp ngói, sàn và vách bằng gỗ, của các chủ nhà giàu dùng làm trang trại. Tại vùng Bạc Liêu còn có những nhà sàn trong các điền trang lớn của người Việt. Đất bên dưới sàn được bố trí tiết kiệm làm kho chứa nông cụ, thậm chí làm chuồng trâu bò, hay nơi trú ẩn tạm thời cho thợ cày cấy.
(Nguyễn Văn Huyễn, Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr. 173)
1. Xác định nội dung chính và những từ khoá trong đoạn trích.
2. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
3. Liên hệ với những thông tin khác mà bạn biết về kiến trúc nhà ở của người Việt, hãy so sánh với các thông tin được tác giả cung cấp trong đoạn trích.
4. Đoạn trích nằm trong cuốn sách được viết cách đây gần một thế kỉ. Liệu những thông tin mà tác giả cung cấp có giá trị không? Vì sao?
Hướng dẫn:
1.
2. Có thể sử dụng lược đồ Nam Bộ để thể hiện nét đặc sắc trong kiến trúc nhà ở của các địa phương khác nhau.
3. Trong bài Kiến trúc nhà ở Việt Nam được đăng tải trên cổng thông tin điện tử bộ xây dựng có đề cập tới nhà ở của người Việt được xây dựng tuỳ thuộc vào địa hình, nhu cầu sử dụng về mặt không gian. Từ xa xưa ở Việt Nam hình thành 2 loại nhà ở chủ yếu là: nhà sàn và nhà đất. Ở vùng núi phía Bắc, nhà đất được xây trên mặt đất và có các tường bao che gọi là tường "trình" và bức tường này cũng làm bằng đất. Trong khi nhà sàn thường có ở miền đồi núi, được xây ở nơi cao để tránh thú dữ và tránh khí ẩm của vùng núi. Ở đồng bằng Bắc bộ, nhà ở thường có kết cấu bằng tre gỗ và đất nung. Mái nhà có thể lợp lá, hoặc lớp ngói, nhưng đủ dày và không có trần nên vẫn đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Kiến trúc sư Ngô Huy Giao nói: "Hiện nay tính dân tộc trong kiến trúc đã có những biến đổi, chứ không cổ điển như xưa. Ngày nay người ta vẫn dùng tre, dùng gỗ nhưng không còn dùng nhiều như trước mà còn dùng sắt thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế. Tuy nhiên, những ngôi nhà hiện nay vẫn mang bản sắc dân tộc ở chỗ nó phù hợp với địa lý, khí hậu, lối sống, tín ngưỡng với từng hộ gia đình".
=> Từ các thông tin được in trên tạp chí với những thông tin trong đoạn trích đều chỉ ra điểm chung trong cấu trúc nhà ở truyền thống của Người Việt đều là sử dụng nhà sàn hoặc nhà nhà đất. Vật liệu xây dựng nhà ở truyền thống đều từ tre hoặc gỗ, đất nung… Tuy nhiên trên tạp chí còn đề cập tới vật liệu xây dựng trong cấu trúc nhà ở hiện nay người ta còn sử dụng sắt, thép, khung nhôm kính và các vật liệu quốc tế hiện đại khác.
4. Đoạn trích nằm trong cuốn Văn minh Việt Nam, được viết vào những thập niên đầu của thế kỉ XX.
Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dân cư Việt Nam sống rất chen chúc trong các vùng đồng bằng, trên một diện tích . Hầu như chẳng bị chỉ chiếm một phần năm toàn bộ lãnh thổ. Hầu như chẳng bao giờ ta thấy một ngôi nhà đơn độc, trừ ở Nam Kì là nơi các điền chủ lớn, để khai khẩn các ruộng mới, thiết ra hơi Tòa trung và viết so lập trang trại giữa đồng ruộng của họ. Tập trung là quy luật tuyệt đối của sự phân bố dân cư. Ở Bắc Kì, trong các tỉnh hoàn toàn người Việt, 7 500 000 dân số phân bố ở hơn 7 300 làng. Tại Trung Kì, 5 500 000 người Việt sống trong hơn 8.000 làng của các tỉnh đồng bằng. Thật ra, ta thấy tại Bắc Kì cũng như tại Trung Kì, một số lớn hơn nhiều những cụm dân cư nhỏ gọi là thôn. Ở Nam Kì cũng vậy, tại đấy chính thức có 4 500 000 dân sống trong khoảng 1 286 làng.
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Sđd, tr. 179)
1. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Các số liệu được tác giả cung cấp trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
3. Đoạn trích thể hiện những đặc trưng gì của văn bản thông tin?
4. Thông tin nào ấn tượng nhất đối với bạn? Vì sao?
Hướng dẫn:
1. Bảng phân bố dân cư trên lãnh thổ Việt Nam:
2.
3. Đoạn trích thể hiện những đặc trưng của văn bản thông tin như: tính chính xác, khách quan, hàm súc. Những đặc trưng này được thể hiện thông qua việc sử dụng các số liệu cụ thể, việc tiết chế ở mức tối đa thái độ của người viết, các từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp đơn giản, cô đọng.
4. Thông tin ấn tượng nhất là tác giả đã đưa ra số liệu ở Nam Kì có 4 500 000 dân sống trong khoảng 1 286 làng. Thông tin để lại ấn tượng vì qua đó có thể thấy Nam Kì là vùng đồng bằng, nơi có dân số đông, mật độ dân số cao…
Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Làng người Việt thường được lập gần sông và kênh. Từ xa, trông nó như một cụm cây xanh, trong đó mọc lộn xộn những cây tre với hình dạng uy nghi, cây xoài lá thẫm màu, cây bông gạo, cây mít, cây cọ,... Màu xanh thẫm của lùm cây nhiều vẻ này nổi bật ở chân trời trên nền màu xanh nhạt hơn của ruộng lúa. Về mùa xuân, màu đỏ của hoa phượng và bông gạo làm hiện lên một phong cảnh vô cùng đẹp mắt. Thường thường, vì tha thiết với quyền tự quản của mình, làng trồng quanh mình một hàng rào vững chắc những cây tre hoặc cây gai, tạo thành một phương tiện phòng thủ rất tốt, đồng thời hàng rào đó ngăn cản mọi con mắt bên ngoài nhìn vào trong làng. Ở nơi nào, như ở Phủ Diễn tại Trung Kì, tre khó mọc, người nông dân khắc phục khó khăn đó một cách độc đáo và rất kì lạ: họ rào kín làng mình bằng cách kết hợp hai thứ cây, một cây ngăn cản mắt nhìn, và cây kia ngăn không cho ai lọt vào làng. Cây thứ nhất là một cây họ lúa cao lớn, có dáng dấp như cây sậy, được trồng thành cụm dày, che giấu hoàn toàn bên trong làng; cây thứ hai là một cây phi nước, có gai, chỉ cao trên 1,5 m chút ít. Nhưng tạo ra ở chân hàng rào một lùm rất dày, nhiều gai mà giá trị phòng vệ ít nhất cũng ngang cây tre.
Dù thế nào, thì cảnh quan các vùng châu thổ Việt Nam ở đây đâu đâu cũng mang dáng dấp một công viên. Ở Nam Kì, trên các khúc lượn quanh co của sông Sài Gòn chẳng hạn, giữa Thủ Dầu Một và Sài Gòn, nhất là giữa Bình Sơn và Bình Triệu, trên suốt hơn 25 km đường chim bay, những làng mạc chen chúc thành các khóm dày đặc tạo cho ta cảm tưởng về một bức tranh ghép mảnh bằng cây xanh. Hành lang dài này cung cấp cho du khách một trong những khu vườn đẹp nhất Việt Nam.
(Theo Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Sđd, tr. 181)
1. Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích và phân tích tác dụng của nó.
2. Đoạn trích thể hiện thái độ gì của tác giả? Thái độ đó được thể hiện bằng cách nào?
3. Liên hệ với cuộc sống làng quê thời nay, bạn nhận thấy có những thay đổi gì? Bạn nghĩ gì về những sự thay đổi đó?
Hướng dẫn:
1.
2.
3.
Cuộc sống con người ở làng quê Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cũng là ruộng lúa mênh mông , xanh thẳm nhưng người ta không dùng sức lao động của con người là chính như xưa nữa, thay vào đó là sự can thiệp của hệ thống máy móc hiện đại như máy cày, máy gặt. Thay vì sử dụng hàng rào bằng tre, sậy thì giờ đã có nhiều hàng rào chắc chắn, cố định. Ở một số làng quê tại các vùng đồng bằng lớn, người ta bắt đầu chuyển hướng từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, ngày càng có nhiều nhà máy xí nghiệp mọc lên…Tuy vậy, ở làng quê vẫn giữ được những nét truyền thống của người dân xưa, đặc biệt là tinh thần lá lành đùm lá rách, hằng năm vẫn tổ chức những lễ hội truyền thống của làng, đình và đặc biệt hơn cả là vẫn giữ được nét thanh bình, giản dị của con cảnh vật và con người.
Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ô nhiễm ánh sáng tại các khu vực thành thị chủ yếu là do chiếu sáng không được định hướng tốt (một phần hướng lên trời, hoặc phản chiếu lên trời), không hiệu quả, thái quá hoặc đơn giản là không cần thiết. Ánh sáng sau đó bị phân tán bởi các lớp khí quyển, tạo ra một quầng sáng trên các thành phố và làm cho bầu trời đêm bớt tối đi.
Nhưng ô nhiễm ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và chiêm ngưỡng bầu trời. Nó còn có ảnh hưởng tiêu cực lên các nguồn lực kinh tế và sinh thái của thế giới. Thật vậy, việc chiếu sáng thái quá hoặc không cần thiết là một sự lãng phí năng lượng mà những người đóng thuế phải gánh chịu. Nếu điện được sinh ra từcác năng lượng hoá thạch, thì điều đó góp phần làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển Trái Đất và do đó đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu.
Ánh sáng nhân tạo còn làm rối loạn hệ động vật và thực vật. Việc chiếu sáng ban đêm làm nhiễu loạn các đàn chim di trú vì chúng mất các điểm mốc của chúng trên bầu trời. Số chim chết mỗi năm tại Mỹ trong hành trình di trú do đâm vào cửa kính của các toà nhà cao tầng có thể lên tới hàng trăm triệu con. Ô nhiễm ánh sáng cũng có thể làm rối loạn sự di chuyển của một số loài động vật giúp cho thụ phấn như bướm đêm, gây ra các hậu quả trực tiếp, như sự biến mất của nhiều loài cây có hoa phụ thuộc vào sự thụ phấn để sinh sản. [...] Sự chiếu sáng ban đêm còn làm đảo lộn các nhịp sinh học và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Chẳng hạn, trong các hồ nước, một sự chiếu sáng thái quá có thể làm cho động vật phù du không ăn tảo nữa, dẫn tới sự sinh sôi nảy nở của loài tảo, làm vi khuẩn biến đổi và tăng mạnh hoạt động, nhiều động vật có xương sống và cá thiếu oxy.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 484 – 485)
1. Xác định nội dung chính trong mỗi đoạn văn.
2. Vẽ sơ đồ tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
3. Bạn có nhận xét gì về cách trình bày thông tin của tác giả trong đoạn trích?
4. Những thông tin được cung cấp trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất?
Hướng dẫn:
1. Nội dung chính trong đoạn văn thứ nhất là nguyên nhân của ô nhiễm ánh sáng. Nội dung chính trong đoạn văn thứ hai là tác hại của ô nhiễm ánh sáng đối với kinh tế và sinh thái. Nội dung chính trong đoạn văn thứ ba: Tác hại của ánh sáng nhân tạo đối với hệ động thực vật.
2. Sơ đồ tư duy để tóm tắt lại những thông tin chính trong đoạn trích:
3. Các thông tin được trình bày trong đoạn trích rất logic, hệ thống. Những thông tin chính đều được triển khai chi tiết bởi các ý phụ và bằng chứng cụ thể. Các ý được trình bày theo trật tự chặt chẽ. Đồng thời, tác giả luôn đưa ra những bằng chứng cụ thể, xác thực nhằm thuyết minh cho mỗi ý mà mình cung cấp.
4. Trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất: Con người cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ các hệ sinh thái. Để duy trì được sự cân bằng trong hệ sinh thái, con người cần biết bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các thiết bị chiếu sáng (chỉ sử dụng khi cần thiết, tiết kiệm), trồng thêm nhiều cây xanh, …
Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Những gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế do khủng hoảng COVID-19 gây ra đang tác động tới 3,3 tỉ người lao động trên toàn thế giới. Việc cắt giảm mạnh và hoàn toàn không được lường trước của các hoạt động kinh tế dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về việc làm – cả về số lượng việc làm và tổng số giờ làm việc. Ở nhiều quốc gia, hoạt động kinh tế ở tất cả các lĩnh vực đều đã và đang bị cắt giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm.
Đại dịch COVID-19 gây ra những tác động rộng khắp, sâu sắc và chưa từng có tiền lệ đối với việc làm. Việc điều chỉnh quy mô việc làm thường chỉ được thực hiện khi kinh tế suy giảm do một số yếu tố cản trở (chẳng hạn như tỉ lệ thất nghiệp tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009). Trong cuộc khủng hoảng hiện tại này, việc làm bị tác động trực tiếp do việc áp dụng các biện pháp phong toả và các biện pháp khác ở mức độ lớn hơn dự đoán ban đầu khi đại dịch mới xuất hiện, bao gồm cả thời điểm ILO đưa ra báo cáo nhanh lần thứ nhất. Do vậy, báo cáo thứ hai này đưa ra những ước tính mới ở cấp độ toàn cầu, theo khu vực địa lí và theo các lĩnh vực nhằm nắm bắt được ảnh hưởng của khủng hoảng tại thời điểm hiện tại (đặc biệt là tác động do áp dụng các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh). Tuy nhiên, do không chắc chắn được những diễn biến tiếp theo của khủng hoảng, những con số ước tính cập nhật đến thời điểm này là những chỉ số tốt nhất có thể có được về tác động hiện tại đối với thị trường lao động dựa trên số liệu hiện có.
(Tổ chức Lao động thế giới, Báo cáo nhanh số 2 của ILO: COVID-19 và thế giới việc làm)
1. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là gì?
2. Những phương tiện phi ngôn ngữ nào được thể hiện trong biểu đồ? Ý nghĩa của chúng là gì?
Hướng dẫn:
1. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới sự sụt giảm việc làm ở các quốc gia trên thế giới.
2. Các phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong biểu đồ gồm có:
Các phương tiện phi ngôn ngữ này thể hiện một cách cụ thể, trực quan ảnh hưởng trầm trọng của đại dịch COVID-19 tới thế giới việc làm, qua đó có thể nhận biết được thông tin ở các quốc gia yêu cầu đóng cửa nơi làm việc, tỉ lệ số người có việc làm thấp hơn so với các quốc gia khuyến nghị đóng cửa nơilàm việc, đồng thời có thể thấy biến động của tỉ lệ người có việc làm qua từng tháng. Những dữ liệu này cho biết các chính sách ứng phó khác nhau với đại dịch COVID-19 của các quốc gia có ảnh hưởng khác nhau tới thế giới việc làm.