Giải SBT Kết nối tri thức Ngữ Văn 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống (Nói và nghe)

Giải chi tiết, cụ thể SBT Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 9: Hành trang cuộc sống (Nói và nghe). Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Bài tập 1. Biểu đồ dưới đây đề cập đến vấn đề gì? Chuẩn bị một bài thuyết trình về vấn đề đó.

Giải SBT Kết nối tri thức Ngữ Văn 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống (Nói và nghe)

Số liệu ước tính mô hình hoá của ILO, tháng 11/2019. Thanh niên được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24.

Hướng dẫn:

Để thực hiện phần chuẩn bị cho bài thuyết trình, có thể tham khảo các gợi ý sau đây: 

  • Bước 1: Đọc kĩ tên biểu đồ để nhận diện vấn đề chính được đề cập trong biểu đồ.
  • Bước 2: Quan sát kĩ các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong biểu đồ, tìm ra mối liên hệ giữa các kí hiệu, diễn giải về ý nghĩa của các kí hiệu và các thông tin chính được truyền tải trong biểu đồ. 
  • Bước 3: Tìm kiếm thêm các thông tin khác về vấn đề từ các nguồn tài liệu khách quan, đáng tin cậy khác.
  • Bước 4: Tổng hợp, chọn lọc, sắp xếp và ghi chép các thông tin đã tìm được một cách mạch lạc, khoa học.
  • Bước 5: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình.
  • Bước 6: Chuẩn bị các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc thuyết trình.

* Gợi ý: 

1. Mở đầu: Nêu quan điểm của bạn về vấn đề việc làm/ tỉ lệ thất nghiệp 

  • “Biểu đồ thể hiện tương quan biến động về tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ năm 2012 đến năm 2020 giữa các nước châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

2. Triển khai:

  • Thất nghiệp  (Unemployment) là tình trạng  những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm.
  • Tỷ lệ thất nghiệp là tỉ lệ % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.
  • Có thể nhận thấy, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi lao động đang tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu đe doạ các nền kinh tế trên thế giới.
  • Từ trước năm 2018, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên các nước châu Á – Thái Bình Dương thấp hơn so với các nước trên thế giới, nhưng từ năm 2018, tỉ lệ đó tăng cao. Đây là những cảnh báo rất đáng chú ý về vấn đề thất nghiệp của thanh niên các nước châu Á – Thái Bình Dương.

3. Kết thúc: Mở rộng, nâng cao vấn đề hoặc gợi mở người đọc tiếp tục suy nghĩ về những khía cạnh khác của vấn đề.

  • Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam:  

- Trước đại dịch Covid-19, năm 2019 Việt Nam có số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp và giảm nhẹ so với năm 2018. Theo  theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98% (quý I là 2,00%; quý II là 1,98%; quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%. 

- Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh thành phố. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập… Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng. 

  • Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp: 

- Thiếu định hướng nghề nghiệp: khi thiếu định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến việc chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân. Điều này sẽ gây ra tình trạng chán nản, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết nên tìm công việc gì là tốt nhất cho mình.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Việt Nam có nguồn lao động vô cùng dồi dào nhưng chất lượng chưa cao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời khoa học công nghệ phát triển thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt chưa đạt yêu cầu. Có những công việc yêu cầu về trình độ đào tạo cũng như đào tạo chuyên môn cao và một bộ phận lớn người lao động không đáp ứng được.

- Thiên tai, dịch bệnh Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong một khoảng thời gian dài.

- Máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người Trong cách mạng 4.0, thời đại của công nghệ lên ngôi thì có không ít người lao động bị thay thế bởi những máy móc hiện đại.

  • Giải pháp:

- Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động Công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền kinh tế, vì thế ngành giáo dục phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề cho phù hợp với thực tế.

- Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình.

- Mở các chương trình đào tạo lại và đào tạo nghề miễn phí  Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng…

Bài tập 2. Thuyết trình những nội dung bạn đã chuẩn bị trong bài tập 1. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong bài thuyết trình của bạn.

HS dựa vào phần đã chuẩn bị và tự thuyết trình. 

  • Bước 1: Tìm hiểu về bối cảnh thuyết trình: 
  • Bạn sẽ thuyết trình ở đâu? Người nghe là ai? Thời gian bạn có thể sử dụng là bao lâu? Các phương tiện trực quan mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ cho bài thuyết trình của mình là gì? 
  • Bước 2: Lựa chọn giọng điệu, thái độ, nội dung phù hợp với bối cảnh thuyết trình. 
  • Bước 3: Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ phù hợp, ví dụ: bản tóm tắt các nội dung sẽ thuyết trình, các phương tiện trực quan,...
  • Bước 4: Thuyết trình những gì đã chuẩn bị. Khi thuyết trình, cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, nắm bắt thái độ của người nghe để điều chỉnh tốc độ, ngữ điệu phù hợp.
  • Bước 5: Thu thập phản hồi của người nghe và đối thoại với người nghe dựa trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng sự khác biệt.
Tìm kiếm google: Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức; SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức; Giải SBT Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Bài 9: Hành trang cuộc sống (Nói và nghe)

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net