BÀI TẬP 1: Đặt tính rồi tính:
Trả lời:
a)
b)
BÀI TẬP 2: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
25 – 15 : 5 = …………………… = …………………… 40 + 8 : 2 = …………………… = …………………… | 101 × (16 – 7) = …………………… = …………………… 48 : (8 : 2) = …………………… = …………………… |
Trả lời:
25 – 15 : 5 = 25 – 3 = 22 Vậy giá trị biểu thức là 22. | 101 × (16 – 7) = 101 × 9 = 909 Vậy giá trị biểu thức là 909. |
40 + 8 : 2 = 40 + 4 = 44 Vậy giá trị biểu thức là 44. | 48 : (8 : 2) = 48 : 4 = 12 Vậy giá trị biểu thức là 12. |
BÀI TẬP 3:
a) Đổi 1 lít = 1000 ml
Đồ vật A đựng 650 ml nước.
Đồ vật B đựng 590 ml nước.
Đồ vật C đựng 1000 ml nước.
Đồ vật D đựng 179 ml nước.
Ta có: 179 ml < 590 ml < 650 ml < 1000 ml.
Sắp xếp các đồ vật sau theo thứ tự từ có ít nước nhất đến có nhiều nước nhất: D, B, A, C.
b) Tổng lượng nước trong hai cốc B và D là:
590 + 179 = 769 (ml)
Đáp số: 769 ml nước.
BÀI TẬP 4:
a) Mỗi hình sau có mấy góc?
b) Dùng ê ke để kiểm tra xem hình nào ở câu a có bốn góc vuông.
Trả lời:
a) - Hình A có 4 góc.
- Hình B có 3 góc.
- Hình C có 4 góc.
- Hình D có 4 góc.
b) Dùng ê ke kiểm tra các hình, ta thấy có 2 hình có 4 góc vuông là:
- Hình A.
- Hình D.
BÀI TẬP 5:
a) Bác Tâm đã làm một hàng rào quanh khu đất trồng hoa có dạng hình vuông cạnh 32m như hình dưới đây. Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?
b) Trong các hình dưới đây, chọn ba hình để có thể ghép được thành hình chữ nhật.
Trả lời:
a) Từ hình vẽ ta thấy: Bác Tâm chỉ cần rào xung quanh 3 cạnh của khu đất trồng hoa. Vậy hàng rào đó dài số mét là
32 × 3 = 96 (m)
Đáp số: 96 mét.
b) Ba hình để có thể ghép được thành hình chữ nhật là: Hình 1, hình 3 và hình 4.
BÀI TẬP 6: Một tấm gỗ hình vuông có cạnh dài 2 dm. Tại mỗi đỉnh của hình vuông, anh Phương đóng một cái đinh và dùng một sợi dây dài 4 m quấn vòng quanh tấm gỗ theo bốn đinh (xem hình vẽ). Hỏi anh Phương quấn được bao nhiêu vòng?
Trả lời:
Đổi 4 m = 40 dm.
Chu vi tấm gỗ hình vuông là:
2 × 4 = 8 (dm)
Anh Phương quấn được số vòng là:
40 : 8 = 5 (vòng)
Đáp số: 5 vòng.