Câu 1: Khi ta nói, hai dây thanh trong thanh quản ở cổ rung động và phát ra âm thanh (hình 1). Đặt hai ngón tay lên hai bên cổ và nói (hình 2).
Viết nội dung phù hợp vào chỗ (…) trong các câu sau.
• Khi nói, em cảm nhận cổ của em ………….
• Dây thanh trong cổ rung vì …………
Hướng dẫn trả lời:
• Khi nói, em cảm nhận cổ của em có rung động.
• Dây thanh trong cổ rung vì khi nói hai dây thanh quản đóng mở tạo ra rung động nên phát ra âm thanh.
Câu 2: Thí nghiệm mô phỏng thanh quản
Kẹp hai mảnh cao su hoặc hai đầu mảnh giấy sát nhau và thổi qua khe hở (hình 3).
Đánh dấu ✓ vào [ ] trước câu nhận xét đúng.
[ ] Hai mảnh cao su hoặc hai mảnh giấy rung khi em thổi.
[ ] Hai mảnh cao su hoặc hai mảnh giấy rung giống như dây thanh trong thanh quản ở cổ khi em nói.
Hướng dẫn trả lời:
[ ] Hai mảnh cao su hoặc hai mảnh giấy rung khi em thổi.
[✓] Hai mảnh cao su hoặc hai mảnh giấy rung giống như dây thanh trong thanh quản ở cổ khi em nói.
Câu 3: Quan sát các hình sau và cho biết âm thanh từ động cơ của chiếc xe nào sẽ nghe to dần. Đánh dấu ✓ vào [ ] ở hình em chọn.
Hướng dẫn trả lời:
Khi âm thanh lan truyền ra càng xa thì độ to càng giảm mà ở hình 4 xe ô tô đang đi lại gần nên âm thanh từ động cơ của chiếc xe nào sẽ nghe to dần.
Câu 4: Các trường hợp dưới đây cho biết âm thanh có thể truyền trong môi trường nào. Viết vào chỗ (...) nội dung trả lời của em.
Trường hợp | Âm thanh truyền đượng trong môi trường |
Hình 6: Nghe tiếng ca nhạc. | ……… |
Hình 7: Cá mập nghe tiếng động khi người ta gõ vào chuồng sắt. | ……… |
Hình 8: Hai bạn nghe được tiếng nói của nhau với điện thoại tự làm bằng dây và hộp. | ……… |
Hướng dẫn trả lời:
Trường hợp | Âm thanh truyền đượng trong môi trường |
Hình 6: Nghe tiếng ca nhạc. | Chất khí |
Hình 7: Cá mập nghe tiếng động khi người ta gõ vào chuồng sắt. | Chất lỏng |
Hình 8: Hai bạn nghe được tiếng nói của nhau với điện thoại tự làm bằng dây và hộp. | Chất rắn |