Giải vở bài tập Tiếng việt 4 chân trời Bài 1: Những ngày hè tươi đẹp

Hướng dẫn giải Bài 1: Những ngày hè tươi đẹp Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong hai khổ thơ dưới đây rồi viết vào nhóm thích hợp.

a. Đôi bàn tay be bé

Nhanh nhẹn ai biết không?

Chiều tưới cây cho ông

Tối chép thơ tặng bố

                      Nguyễn Lãm Thắng

b. Tàu chú cưỡi sóng đi

Gió mặn đùa chân tóc

Bãi cát trắng, dừa xanh

Biển vàng đêm trăng biếc

                             Cao Xuân Sơn

Từ chỉ người

Từ chỉ vật

Từ chỉ thời gian

Từ chỉ hiện tượng tự nhiên

    

Hướng dẫn trả lời:

Từ chỉ người

Từ chỉ vật

Từ chỉ thời gian

Từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Ông, bố, chú

Bàn tay, tàu, cây, tóc, dừa, bãi cát, biển, trăng

Chiều, tối

Sóng, gió

Câu 2: Gạch dưới 5 - 7 danh từ trong đoạn văn sau:

Cánh đồng thênh thang gió nắng. Cái xóm nhỏ ngó ra con kinh. Không gian sống động đến nỗi có thể cảm nhận được mùi hương của bông súng nở trong đìa, tiếng con chim tu hú gọi bầy tao tác, cá quẫy dưới váng bèo. Trên bờ vườn, dưới ao, mấy bầy gà, bầy vịt ta thong dong bới tìm mồi trong rào sậy. 

Theo Nguyễn Ngọc Tư 

Hướng dẫn trả lời:

Danh từ có trong đoạn văn: cánh đồng, gió, nắng, xóm, con kinh, bông súng, đìa, chim tu hú, cá,...

Câu 3: Viết 2 - 3 câu có các danh từ sau:

  • Buổi sáng

  • ánh nắng

  • con đường

  • học sinh

Hướng dẫn trả lời:

- Bà em hay đi tập thể dục vào buổi sáng

- Ánh nắng mặt trời xuyên qua các kẽ lá.

- Con đường nay đông đúc lạ thường

- Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước

VIẾT

Câu hỏi 1: Dựa vào bài văn kể lại câu chuyện “Tích Chu” (SGK, tr 12), xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy

Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc

Kết quả: Bà biến thành chim

Sự việc 2:...........................................................................................

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi

Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên

Kết quả:................................................................................................

Sự việc 4:...............................................................................................

Kết quả: ……………………………………………………………………..

Hướng dẫn trả lời:

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

Câu 2: Dựa vào bài văn kể lại câu chuyện “Người ăn xin” (SGK, tr14) xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện

Sự việc 1:...............................................................................................

Kết quả: ……………………………………………………………………..

Sự việc :...............................................................................................

Kết quả: ……………………………………………………………………..

Hướng dẫn trả lời:

- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố

Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương

- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp

Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá

- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra

Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn

VẬN DỤNG

Viết về một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất

Hướng dẫn trả lời:

Trong lần về Hà Nội thăm ông bà vào dịp hè, em đã có dịp được đến thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, một trong những công trình kiến trúc thể hiện sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam ta từ những thế kỷ XXI. 

Sau hơn 20 phút đi xe, cả nhà em ai nấy cũng vô cùng hào hứng và vui vẻ, xuống xe và đi bộ dần vào bên trong, vừa đi vừa nói chuyện rộn ràng. Thứ đầu tiên khiến em ấn tượng về khu Văn Miếu chính là phần tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích rộng lớn. Khu Văn Miếu bao gồm có 4 cửa, ngăn cách khu vực ra làm 5 tầng không gian khác nhau. Cổng Văn Miếu, với với cửa hình vòm rộng lớn, phía trước có 4 trụ lớn và hai tấm bia Hạ mã. Tiến vào bên trong chính là vườn Giám rộng lớn cây cối rợp bóng, xanh tươi và khu Văn Miếu mang đậm vẻ thâm nghiêm tĩnh mịch. Xuyên qua hết khu này là đến cổng thứ hai mang tên Đại Trung Môn, dẫn thẳng đến Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc khá độc đáo. Vượt qua Khuê Văn Các ta chính thức tiến vào nơi có dựng bia tiến sĩ, trong đó em khá ấn tượng với một chiếc giếng lớn hình vuông nằm ở giữa, được gọi là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Ao Văn. Hai bên giếng là các bia Tiến sĩ lớn bằng đá xanh, mỗi tấm bia như vậy được dựng trên lưng một con rùa bằng đá, quay mặt vào giếng. Nghe nói rằng đến Văn Miếu sờ đầu rùa, học hành sẽ tinh thông hơn, thế nên em đã đi một vòng sờ em hơn 10 cái đầu rùa, mong năm em học hành tiến bộ hơn. Kết thúc chuyến thăm, cả gia đình em còn tham quan nhiều địa điểm khác nữa, nhưng có lẽ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hình ảnh Khuê Văn Các, bia Tiến Sĩ, đầu rùa là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả. em mơ tưởng về một thời xa xưa nơi đây đã đến và đi biết bao nhiêu sĩ tử, đã vinh danh biết bao nhiêu tiến sĩ mà lòng bồi hồi không thôi.

Tìm kiếm google: Giải vbt tiếng việt 4 chân trời, giải vbt tiếng việt 4 CTST bài 1: Những ngày hè tươi đẹp

Xem thêm các môn học

Giải SBT Tiếng việt 4 tập 1 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net