Câu hỏi: Chia sẻ về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân.
Trả lời:
Trong những món đồ chơi, em thích nhất con búp bê công chúa chị gái tặng từ sinh nhật năm trước. Đó là con búp bê bằng nhựa phấn hồng rất đẹp. Con búp bê chỉ bằng bắp tay em, nó được khoác lên mình chiếc váy công chúa màu xanh nhiều tầng. Búp bê có khuôn mặt tròn, má hồng, đôi mắt long lanh với bộ tóc vàng óng ánh. Trên đầu búp bê được gán một chiếc vương miện rất đẹp. Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Do đó, em luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.
Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê bạn nhỏ tiếc điều gì?
Trả lời:
Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, điều mà bạn nhỏ cảm thấy tiếc nuối chính là những ngày mình ở quê trôi quá nhanh.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?
Trả lời:
Ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu, điều đó được thể hiện qua lời nói và hành động là:
Ông bà ôm tớ và nói: "Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!"
Mọi người đều bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ.
Câu 3: Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Những món quà ấy thể hiện điều gì?
Trả lời:
Bạn nhỏ nhận được nhiều món quà từ các bạn:
Điệp tặng cây cỏ chọi gà lớn
Văn tặng hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của mình.
Lê tặng hòn đá hình siêu nhân mà mình giữ như báu vật.
Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng.
=> Đó là những món quà đáng quý của các bạn dành cho Điệp => Điều đó thể hiện tình yêu thương, quan tâm, gần gũi của những người bạn ở thôn quê dành cho Điệp.
Câu 4: Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Điều bạn nhỏ đã hứa trước khi trở về thành phố chính là tập hợp sách của mình để gửi về làm tủ sách ở đình làng.
=> Việc làm này vừa giúp Điệp thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của Điệp vừa giúp các bạn ở miền quê còn nghèo khó có thể tiếp cận tri thức.
Câu 5: Theo em, bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì về mùa hè năm sau?
Trả lời:
Vừa kết thúc một mùa hè rất niềm vui và ý nghĩa ở quê, em nghĩ điều bạn nhỏ sẽ tưởng tượng về mùa hè năm sau là tiếp tục được về quê thăm ông bà, cô Lâm và đặc biệt là được cùng chơi, cùng học với những người bạn đã dành nhiều tình cảm cho mình.
Câu 6: Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?
Trả lời:
Điều em mong ước cho kì nghỉ hè sắp tới của mình là tham gia câu lạc bộ võ Karatedo. Em muốn được nâng cao sức khỏe và biết cách bảo vệ bản thân.
Câu 1: Tìm từ chỉ sự vật có trong hai khổ thơ dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.
1.
Đôi bàn tay be bé
Nhanh nhẹn ai biết không?
Chiều tưới cây cho ông
Tối chép thơ tặng bố.
(Nguyễn Lâm Thắng)
2.
Tàu chú cưỡi sóng đi
Gió mặn đùa chân tóc
Bãi cát trắng, dừa xanh
Biển vàng đêm trăng biếc.
(Cao Xuân Sơn)
Từ chỉ người | Từ chỉ vật | Từ chỉ thời gian | Từ chỉ hiện tượng |
|
|
|
|
Trả lời:
Từ chỉ người | Từ chỉ vật | Từ chỉ thời gian | Từ chỉ hiện tượng |
Ông, bố, chú | Bàn tay, tàu, cây, tóc, dừa, bãi cát, biển, trăng | Chiều, tối | Sóng, gió |
Câu 2: Tìm 5 - 7 danh từ có trong đoạn văn sau:
Cánh đồng thênh thang gió nắng. Cái xóm nhỏ ngó ra con kinh. Không gian sống động đến nỗi có thể cảm nhận được mùi hương của bông súng nở trong đìa, tiếng con chim tu hú gọi bầy tao tác, cá quẫy dưới váng bèo. Trên bờ vườn, dưới ao, mấy bầy gà, bầy vịt ta thong dong bới tìm mồi trong rào sậy.
Theo Nguyễn Ngọc Tư
Trả lời:
Những danh từ có trong đoạn văn là: Cánh đồng, gió, nắng, xóm, con kinh, bông súng, đìa, chim tu hú, cá, váng bèo, vườn, ao, gà, vịt.
Câu 3: Đặt 2 - 3 câu có các danh từ sau:
buổi sáng ánh nắng con đường học sinh
Trả lời:
Đặt câu như sau:
Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Bài văn trang 12-13, sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, chân trời sáng tạo
1.Tìm trong bài văn:
- Phần giới thiệu câu chuyện
- Phần kể lại nội dung của câu chuyện
Mở đầu câu chuyện
Diễn biến câu chuyện
Kết thúc câu chuyện
- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện
2. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy
3. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?
Trả lời:
- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".
- Phần kể lại nội dung câu chuyện:
Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".
Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".
Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"
- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
Sự việc | Kết quả |
Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc. | Bà biến thành chim. |
Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim. | Chim vẫn vỗ cánh bay đi. |
Tích Chu gặp bà tiên. | Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người. |
Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà. | Bà trở lại thành người |
3. Các diễn biến sự việc được kể theo trình tự thời gian và không gian.
Câu 2: Đọc câu chuyện sau và thực hiện theo yêu cầu:
Bài văn trang 14, sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, chân trời sáng tạo
Trả lời:
Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
Sự việc | Kết quả |
Tác giả đang đi trên phố | Gặp người ăn xin đáng thương |
Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp | Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá. |
Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra | Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn |
3. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".
Câu hỏi: Ghi lại một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
Trả lời:
Gợi ý dàn ý của bài:
Mở bài: Kỉ niệm mùa hè của em đáng nhớ nhất của em là gì?
+ Kỉ niệm được về quê với ông bà.
+ Kỉ niệm đi chơi cùng các bạn.
+ Kỉ niệm trông em cho bố mẹ đi làm.
+ Kỉ niệm đi biển.
+ Kỉ niệm học thêm thể thao, nghệ thuật: bơi, múa, vẽ...
Thân bài:
- Kỉ niệm ấy diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
- Kể lại diễn biến của kỉ niệm: Mở đầu, diễn biến, kết thúc
- Cảm thấy của em với kỉ niệm ấy?
- Em có học được điều gì sau kỉ niệm ấy không?
Kết bài: Nói về cảm xúc chung của em sau kỉ niệm ấy: Vui vẻ, hạnh phúc, tiếc nuối, tự hào, ...
Bài mẫu tham khảo:
Mùa hè, là quãng thời gian vô cùng thú vị, vì em sẽ có được kỳ nghỉ dài thay vì đến lớp học mỗi sáng. Em còn nhớ năm lên 5 tuổi, em được về quê ngoại cùng chị. Đó là mùa hè đáng nhớ nhất của em.
Hè đấy, khi chuẩn bị bước vào lớp 1, em và chị gái được mẹ cho về quê ngoại chơi. Quê nội em ở Nghệ An, còn quê ngoại ở Hải Phòng cách nhau tầm 300 km. Nên hầu như mỗi lần về thăm quê ngoại em chỉ được đi với mẹ hoặc bố mà chưa lần nào đi với chị. Nên lần đó em rất háo hức.
Hai chị em được ở chơi quê ngoại tận 1 tháng. Nhà ngoài đẹp lắm với vườn cây trái sum suê. Căn nhà nhỏ của ngoại nằm gọn giữa những lùm cây xanh. Hàng ngày em sẽ cùng ngoại ra vườn hái xoài, hồng xiêm,… được leo trèo đủ thứ.
Mùa hè đó em cũng có thêm nhiều bạn mới. Ban đầu khi em nói giọng Nghệ An các bạn không hiểu lắm. Những dần dà chúng em cũng hiểu được ý của nhau… Tiếng nô đùa của lũ trẻ vang vọng cả khu vườn. Nhà ngoại vì thế cũng vui nhộn hẳn.
Rồi kỳ nghỉ hè cũng hết, hai chị em phải tạm biệt ngoại, tạm biệt những người bạn mới trở về với việc học tập. Ngoại buồn lắm. Em thấy ngoại khóc. Hình ảnh đó cứ in sâu trong trái tim em.