Câu hỏi: Trao đổi về đặc điểm nổi bật của một nhân vật là đồ vật, con vật hoặc cây cối trong truyện em đã đọc, đã nghe.
Truyện "Sự tích hoa mào gà": Truyện kể về cô Gà mái mơ, có một chiếc mào rất đẹp ở trên đầu y như các chú gà trống bây giờ. Trong khi đi kiếm mồi, gà gặp một cây đang khóc vì không có hoa như các cây xung quanh. Gà đã quyết định tặng chiếc mào đỏ của mình cho cây, cây nở những bông hoa đỏ rực như mào gà nên gọi cây đó là hoa mào gà.
Bài đọc: Ai tài giỏi nhất? - Truyện dân gian Kiếc-gi-xtan
(SGK tiếng việt 4 tập1 chân trời sáng tạo bài 5)
Câu hỏi và bài tập:
Câu hỏi 1: Mỗi nhân vật trong truyện cho rằng ai tài giỏi? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Gà cho rằng băng tài giỏi -> băng cho rằng mưa tài giỏi -> mưa cho rằng đất tài giỏi -> đất cho rằng cây tài giỏi ->cây cho rằng lửa tài giỏi -> lửa cho rằng gió tài giỏi -> gió cho rằng cỏ tài giỏi -> cỏ cho rằng cừu tài giỏi -> cừu cho rằng con người tài giỏi.
Câu hỏi 2: Vì sao cừu nói: "Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!"?
Hướng dẫn trả lời:
Cừu nói: "Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!", bởi vì con người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác. Họ có thể làm mưa, làm băng tan, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa. Họ biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng...
Câu hỏi 3: Theo em, các nhân vật trong truyện giống nhau ở điểm nào?
Hướng dẫn trả lời:
Các nhân vật trong truyện đều giống nhau ở điểm đều khiêm tốn về tài năng và sự cống hiến của bản thân, đều cho rằng những điều mình làm được chưa bằng người khác.
Câu hỏi 4: Đặt tên khác cho câu chuyện và nêu lí do em chọn tên đó.
Hướng dẫn trả lời:
Tên khác cho truyện: "Con người tài giỏi nhất". Bởi vì, con người có thể làm được tất cả những gì mà cây cối, con vật,... làm được. Con người sáng tạo, phát minh ra chúng, con người thay đổi và tận dụng sự vốn có của thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống,...
Câu hỏi 5: Cùng bạn đọc phân vai truyện "Ai tài giỏi nhất?"
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh tự phân vai đọc trên lớp.
Biện pháp nhân hóa
Bài tập 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Gió vườn không mải đi chơi
Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,
Gió đi lức lắc cành cây
Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.
Tìm hoa làn gió nhẹ đưa
Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua.
Lê Thị Mây
a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì?
b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào?
c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì?
Chọn đáp án đúng:
Làm cho nhịp thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi
Làm cho gió và cây cối khác biêth với hoa, bướm, ong.
Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.
Hướng dẫn trả lời:
a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi là chị và bác.
b. Hoạt động của gió vườn được miêu tả bằng những từ ngữ: nhắc, đi, lắc lắc, giục, tìm
c. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Bài tập 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Trâu ơi ta bảo trâu này:
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Ca dao
a. Bài ca dao nhắc đến nhân vật nào?
b. Từ ngữ nào cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó?
c. Cách trò chuyện ấy giúp em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả với con vật?
Hướng dẫn trả lời:
a. Bài ca dao nhắc đến nhân vật con trâu.
b. Từ ngữ cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó: bảo
c. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.
Bài tập 3: Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa có trong các câu thơ, câu văn dưới đây;
Bình minh treo trên mây
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương mát
Cho ong giỏ mật đầy.
Bảo Ngọc
Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.
Phong Thu
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong các câu thơ, câu văn ở bài tập a.
Hướng dẫn trả lời:
a.
Sự vật được nhân hóa | Từ ngữ dùng để nhân hóa |
Bình minh | Treo, thả |
Gió | Mang theo |
Tàu | Mẹ, con |
Xe | Anh, em |
b. Tác dụng của biện pháp nhân hóa sử dụng trong các câu thơ, câu văn ở bài tập a: Giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.
Bài tập 4: Đặt 1 - 2 câu có sử dụng nhân hóa để nói về một trong các vật sau:
Hướng dẫn trả lời:
Chú gà trống gáy ò ó o báo thức mọi người dậy vào mỗi buổi sáng.
Ông mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên chào buổi sáng.
Trả bài văn thuật lại một sự việc
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.
Bài tập 1: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn.
* Ưu điểm:
- Chọn được một sự việc ấn tượng
- Cấu tạo hợp lí
- Thuật cụ thể lời nói, hành động,... của người tham gia
- Thể hiện cảm xúc của người thuật
* Hạn chế:
- Dùng từ, viết câu
- Chính tả
Trao đổi: Em đồng ý với nhận định "Con người là tài giỏi nhất!" không? Vì sao?
Em đồng ý với quan điểm "Con người là tài giỏi nhất", bởi vì:
- Con người được coi là một trong những sinh vật thông minh và tài giỏi nhất trên hành tinh này.
- Con người có khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng học tập và thích nghi với môi trường mới.
- Con người có khả năng xây dựng các công trình vĩ đại, tìm ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp, có khả năng cải tiến và thay đổi môi trường xung quanh để phù hợp với nhu cầu của chính mình.