KHỞI ĐỘNG
Trao đổi: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì?
Nếu có phép lạ, em sẽ giúp mọi người luôn khỏe mạnh, được sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Bài đọc: Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải
(SGK tiếng việt 4 tập 1 chân trời sáng tạo bài 7)
Câu hỏi và bài tập:
Câu hỏi 1: Hai khổ thơ đầu nói lên những mong ước gì của bạn nhỏ?
Khổ thơ 2: Trở thành người lớn để làm việc
Câu hỏi 2: Theo em, vì sao các bạn nhỏ ước "Mãi mãi không còn mùa đông"?
Các bạn nhỏ ước không còn mùa đông nghĩa là ước muốn cuộc sống lúc nào cũng ấm cúng không còn thiên tai địch họa đe dọa.
Câu hỏi 3: Điều ước của các bạn nhỏ ở khổ thơ thứ tư nói lên điều gì?
Khổ thơ thứ tư nói lên mong ước của các bạn nhỏ về một tái đất không có chiến tranh. Cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Câu hỏi 4: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là: Nếu chúng mình có phép lạ.
Việc lặp lại nhiều lần câu ấy cho thấy sự tha thiết, ước muốn của các bạn nhỏ.
2. Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Những ước mơ xanh
a. Tìm đọc một bài văn viết về:
b. Ghi chép những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn vào "Nhật kí đọc sách".
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bài văn đã đọc
- Nhật kí đọc sách
- Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
a. Ví dụ về bài "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh.
b. Những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh bao gồm:
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
- Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
c.
- Bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh là một bài văn kể về ước mơ của những đứa trẻ. Nó nhắc nhở mình về thời thơ ấu khi cũng từng có rất nhiều ước mơ và khát khao trong cuộc sống.
- Mình sẽ ghi chép bài văn vào "nhật kí đọc sách" của mình để sau này có thể đọc lại và gợi nhớ lại kỷ niệm về những ước mơ của mình trong quá khứ.
- Mình nghĩ rằng ước mơ là điểm tựa để ta tiến tới và cố gắng hơn trong cuộc sống. Có một ước mơ khiến ta cảm thấy động lực và hạnh phúc hơn để phấn đấu và đạt được nó. Chính vì thế, ta cần phải luôn ghi nhớ và nỗ lực để tiến tới mục tiêu của mình.
Luyện tập sử dụng từ ngữ
Bài tập 1: Tìm từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ in đậm giúp mỗi câu dưới đây sinh động hơn:
a. Mặt biển rất rộng.
b. Bầu trời mùa thu xanh quá.
c. Em bé có nước da trắng lắm.
d. Cô giáo em có vóc người hơi nhỏ.
a. Mặt biển rộng mênh mông.
b. Bầu trời mùa thu xanh ngắt.
c. Em bé có nước da trắng như tuyết.
d. Cô giáo em có vóc người nhỏ nhắn.
Bài tập 2: Phát hiện từ dùng sai trong mỗi câu dưới dây và chữa lại cho đúng.
a. Một cơn gió nhẹ lướt qua, làm những chiếc lá rung chuyển.
b. Nước sông vẫn đỏ chót phù sa nhưng cảnh vật đôi bờ đã có nhiều đổi khác.
a. lỗi sai: rung chuyển => sửa: lay động.
b. lỗi sai: đỏ chót => sửa: đỏ ngầu
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ sau:
trong veo, trong sáng, trong trẻo
Nước dưới hồ trong veo.
Cô ấy có tấm lòng trong sáng và thánh thiện.
Giọng hát của Lan rất trong trẻo.
Bài tập 4: Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng từ ngữ phù hợp để được các câu văn có hình ảnh nhân hóa.
M: Trong vòm lá, ve kêu râm ran.
=> Trong vòm lá, ve ngân lên khúc nhạc râm ran.
a. Hè về, mặt trời chiếu những tia nắng rực rỡ xuống mặt đất.
b. Muôn lòa hoa cùng nở rộ.
c. Những chú chim hót véo von, tạo nên một bản hợp xướng tuyệt diệu.
a. Hè về, mặt trời thả những tia nắng rực rỡ xuống mặt đất.
b. Muôn lòa hoa đua nhau nở rộ.
c. Những chú chim hát véo von, tạo nên một bản hợp xướng tuyệt diệu.
Luyện tập viết một đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
Bài tập 1: Viết đoạn văn dựa vào gợi ý:
- Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện.
- Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện.
Lời kể sinh động
Nội dung câu chuyện hấp dẫn
Tính cách của nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói
Ý nghĩa của câu chuyện
- Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện.
Trong kho tàng truyện cổ tích, “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích hấp dẫn. Trong truyện, em bé là nhân vật có tài năng hơn người. Mỗi thử thách trong truyện được giải quyết, người đọc lại cảm thấy thật thích thú. Trải qua mỗi thử thách, em bé đều có thể dễ dàng giải quyết một cách tài tình, hợp lí. Trí thông minh của nhân vật có được là từ kinh nghiệm trong cuộc sống, chứ không phải trải qua quá trình học tập. Qua truyện này, nhân dân ta muốn đề cao trí thông minh của con người. Nhưng kết thúc truyện nhà vua đã đón em bé vào cung cho học tập. Thì điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục trong cuộc sống. Sau khi đọc xong truyện, em đã nhận ra nhiều bài học ý nghĩa.
Bài tập 2: Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.
Cách giới thiệu hấp dẫn
Chọn được chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đẹp trong câu chuyện để giải thích lí do em thích
Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc
Bài tập: Viết một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Một điều em muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn đó là không có chiến tranh, thế giới hòa bình, con người được sống trong ấm no, hạnh phúc.