Khởi động
Chia sẻ cùng bạn nhưng hoạt động thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở trường hoặc nơi em sống.
Hướng dẫn trả lời:
Đá gà, cờ người, thể thao,...
Đọc
Bài đọc: Chợ Tết
(SGK Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời bài 7)
Câu hỏi 1: Vẻ đẹp thiên nhiên trên đường ra chợ Tết được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Hướng dẫn trả lời:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Câu hỏi 2: Dáng vẻ của người, vật trên đường ra chợ Tết có gì đáng chú ý?
Hướng dẫn trả lời:
Họ đều tất bật với công việc của mình
Câu hỏi 3: Em thích hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa nào trong bài thơ? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa: Hình ảnh so sánh gợi cảm giác trong lành của giọt sương.
Câu hỏi 4: Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ.
Hướng dẫn trả lời:
Bức tranh chợ Tết trong bài thơ được tác giả vẽ lên với những hình ảnh mô tả sinh động cùng với những biện pháp tu từ đầy khéo léo. Hiện lên đầu tiên là những hình ảnh dải mây trắng đỏ dần do ánh bình minh, cùng với sương hồng đang bao phủ lấy các mái nhà gianh. Hình ảnh con người đi ra chợ tết được miêu tả vô cùng sinh động với những hoạt động bán hàng, sự tinh nghịch của các chú bé, dáng lom khom của các cụ già,... Tác giả kết thúc bức tranh khi bầu trời đã sáng hơn, chợ Tết đã diễn ra vô cùng tấp nập.
2. Đọc mở rộng
a. Tìm đọc một bài văn viết về:
Hướng dẫn trả lời:
Là con người Việt Nam, em cảm thấy rất tự hào về quê hương đất nước của mình. Việt Nam là những câu dân ca, con người cần cù chăm chỉ chịu thương chịu khó. Không chỉ con người thiên nhiên đất trời vẻ đẹp hiếm có. Núi cao hùng vĩ là biểu tượng của sức mạnh nhân dân Việt Nam. Không thể thiếu đó là cánh đồng lúa bát ngát, nhờ đôi bàn tay khéo léo của người dân Việt. Những dòng sông buổi chiều hạ, chiều thu lặng lẽ ngược dòng trôi. Nhắc đến quê hương mình, không thể thiếu những lũy tre làng đầu đình. Tre là biểu tượng sức mạnh, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi thân thương cùng ta lớn lên và trưởng thành với những trò chơi dân gian hay những câu truyện cổ tích ngày xưa.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười
Dù di đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tống Hà Nam là bãi chiến trường.
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền
Nhớ đâu bà Triệu trận tiền xung phong."
Còn rất nhiều những câu ca dao hay nói về đức tính tinh thần của người dân Việt Nam. Quê hương em còn có Chủ Tịch Hồ Chí Minh người được nhân dân muôn vàn kính yêu, cả đời ghi nhớ công lao không bao giờ quên. Vẻ đẹp non sông đất nước quê hương em có đóa sen hồng nở trong đầm bùn nhưng nó không bao giờ hôi tanh mà nó còn mang thêm một vẻ đẹp kì diệu của người con gái mặc tà dài ngôi bên những khóm hoa sen. Những cảnh tượng ấy khiến em không thể nào quên kể cỏ khi đi đâu.
Cha mẹ dạy lớn lên đừng quên quê hương của mình, hãy tự hào vì mình là con người Việt Nam, hãy tự hào rằng quê hương của mình là một đất nước kiên cường. Em yêu quê hương đất nước và cả những con người Việt Nam. Em tự hào vì mình là một công nhân Việt Nam.
b. Ghi những chi tiết quan trọng trong bài văn vào nhật ký.
Hướng dẫn trả lời:
Việt Nam là những câu dân ca, con người cần cù chăm chỉ chịu thương chịu khó.
Núi cao hùng vĩ là biểu tượng của sức mạnh nhân dân Việt Nam.
Không thể thiếu đó là cánh đồng lúa bát ngát, nhờ đôi bàn tay khéo léo của người dân Việt.
Những dòng sông buổi chiều hạ, chiều thu lặng lẽ ngược dòng trôi.
Nhắc đến quê hương mình, không thể thiếu những lũy tre làng đầu đình.
Tre là biểu tượng sức mạnh, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
c. Cùng bạn chia sẻ:
Hướng dẫn trả lời:
Hướng dẫn trả lời:
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp. Khung cảnh thiên nhiên rất tươi đẹp. Con người sống cần cù, chăm chỉ. Người dân luôn yêu thương, đoàn kết. Tôi rất yêu quê hương của mình.
Câu hỏi 1: Đọc các đoạn văn, câu văn sau và thực hiện yêu cầu:
- Lá bưởi dùng để gội đầu:
- Hoa bưởi dùng đề trang trí, ướp trà;
- Vỏ bưởi dùng để nấu chè;
- Tép bưởi có nhiều chất dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh tật;
- Lá, vỏ, hoa và hạt bưởi còn được dùng để làm mĩ phẩm hoặc làm thuốc.
a. Tìm dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn, câu văn.
b. Theo em, vì sao cần dùng dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp?
Hướng dẫn trả lời:
b. Trong trường hợp a, dấu gạch ngang có vai trò làm đầu mục liệt kê.
Trong trường hợp b, dấu gạch ngang có vai trò làm cụm liên danh.
Câu hỏi 2: Có thể thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi đoạn văn, câu văn sau?
a. Đề tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:
Mở vòi nước vừa phải;
Lấy nước vừa đủ dùng;
Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong;
Tái sử dụng nước hợp lí;
Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
b. Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn trả lời:
a. Đề tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:
- Mở vòi nước vừa phải;
- Lấy nước vừa đủ dùng;
- Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong;
- Tái sử dụng nước hợp lí;
- Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
b. Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 3: Thay...bằng tên các bài đọc để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Ở chủ điểm Việt Nam quê hương em, em đã được học các bài học:
Trả bài văn miêu tả cây cối
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích.
Câu hỏi 1: Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn
Câu hỏi 2: Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em.
Hướng dẫn trả lời:
Cấu tạo, sắp xếp ý, từ ngữ, hình ảnh,...
Câu hỏi 3: Trang trí và trưng bày bài viết
Hướng dẫn trả lời:
Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp ở chợ quê.
Hướng dẫn trả lời:
Chợ quê luôn là một nét đẹp trong văn hóa của làng quê Việt và nó được hình thành từ lâu đời. Chợ quê thường nằm ở đầu mỗi làng, xã hoặc là nơi giao nhau của các làng, xã. Sở dĩ như vậy bởi là nơi trao đổi hàng hóa của những người trong làng, hoặc trong xã. Cùng với đó, mỗi chợ sẽ có những tên gọi riêng, có thể dựa vào đặc điểm của chợ hay của làng xã mà đặt tên cho nó. Đồng thời, mỗi chợ sẽ có phiên chợ vào một số này nhất định ở trong tháng và những ngày này luôn cố định, không thay đổi theo thời gian.
Chợ quê thường có kết cấu, quang cảnh rất đơn giản, thường là những lều bằng lá tranh, lá cọ và cột làm bằng tre. Ngày nay, có nhiều nơi đã được xây bằng gạch, thành những gian hàng khang trang hơn. Những phiên chợ quê thường bắt đầu từ lúc sáng sớm tinh mơ và kết thúc khi buổi xế chiều. Từ sáng sớm, những người buôn bán đã mang rất nhiều hàng hóa đến chợ và bày biện, mỗi người, mỗi gian hàng có những món hàng hóa khác nhau. Ngay từ cổng chợ, người ta đã nghe thấy âm thanh náo nhiệt, ồn ào, tấp nập kẻ mua người bán, người mời hàng, người trả giá và còn có cả tiếng trò chuyện vui vẻ của những cô những bác đi chợ. Thêm vào đó còn có những em bé theo mẹ đi chợ, vừa đi vừa ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những phiên chợ quê luôn bày bán rất nhiều những món hàng. Từ đầu chợ đã nghe thấy mùi thơm của những gánh phở, mùi hương của những loại bánh như bánh gạo tẻ, bánh bao, bánh chưng,... Không dừng lại ở đó, chợ còn là nơi bày bán những nhu yếu phẩm thiết yếu hằng ngày cho mọi người như rau củ, thịt, cá, các loại hoa quả, các loại gạo,... Có lẽ những gian hàng này luôn là nơi được nhiều người quan tâm nhất vì vậy lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Thêm vào đó, ở chợ, người ta còn bày bán các loại áo quần, giày dép, mũ nón,... để mọi người có thể ghé lựa chọn và mua. Những phiên chợ quê bao giờ cũng vậy, luôn đầy đủ mọi món đồ và là niềm mong ước của những đứa trẻ.
Những phiên chợ quê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam nói chung và ở những làng quê nói riêng. Nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà hơn thế phiên chợ quê là nét đặc trưng, là nét đẹp riêng của làng quê Việt từ ngàn đời nay.