Giải chi tiết Tiếng việt 4 Chân trời Bài Ôn tập giữa học kì I Tiết 6 và 7

Giải bài Ôn tập giữa học kì I Tiết 6 và 7 tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ I

Bài tập 1: Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu:

Bức tường có nhiều phép lạ

      Quy lại chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Ngoài kia, nắng cuối xuân đã gay gắt. Quy phanh cúc áo, đọc nhẩm đề bài tập làm văn: "Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào...". Trời thì nắng mà bài văn lại... mưa. Quy lật đi lật lại tờ giấy nháp một cách vất vả. Cái bút trong tay cứ chìa ngòi lên trần nhà. Tờ giấy nháp này mà cứ để trắng mãi thì...

Quy khe khẽ thở dài và nhớ đến bố. Bố em là một người viết văn. Bố tài thật đấy. Mỗi lần ngồi vào bàn, là y như bố viết được ngay. Rất nhanh, rất nhiều. Cũng có khi, ngồi xuống ghế xong, bố tì cằm lên bàn tay trái, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Cứ thế bố nhìn. Nhìn một lúc, lúc nữa... khoảng độ hai ba lúc gì đấy, rồi bố cầm ngay lấy bút, viết lia lịa, viết quên cả ăn cơm! Hình như bố đã nhìn thấy ở bức tường ấy nhiều điều cần viết. Hoặc, chính cái bức tường đã bảo cho bố viết. Thế thì cái bức tường này nó có thứ phép lạ gì đây, chỉ cần ngồi ngắm một vài lúc là... văn ra ngay!

       Quy chớp mắt. Cái bức tường là cái bức tường có màu xanh dìu dịu... Quy lại chớp mắt. Ơ, con nhện! Con nhện đang chăng lưới. Cứ để cho nó chăng tơ mà xem, bẩn nhà ngay. Thế là Quy đứng lên tìm chổi lông gà khua con nhện. Con nhện không còn làm bẩn trần nhà được nữa. Nhưng, bức tường vẫn chưa bảo Quy cách làm bài tập làm văn.

       Em lại căng mắt quan sát bức tường. Lẽ ra thì tường phải thật nhẵn kia đấy. Vậy mà cũng có những vết lồi lõm nhỏ tí nổi lên. Hẳn là vôi quét tường bị sạn, hoặc vữa miết chưa mịn... Tường rộng thế mà bố chẳng treo ảnh. Hay là bố sợ treo ảnh thì ảnh nó che mất các phép lạ? Quy loay hoay mãi với tờ giấy nháp và cái bức tường, thèm thuồng biết viết giỏi, viết nhanh như bố...

"Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào..." Có tiếng động ở ngoài cửa. Bố về! Ôi, thật là đúng lúc quá!

Quy chạy lại giật tay bố:

- Bố ơi, con nhìn mãi vào cái tường như bố nhìn ấy, mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả...

Người cha tủm tỉm nhìn đứa con láu lỉnh và hiểu ngay là Quy định hỏi gì.

- Con không thấy à?

- Không ạ.

- Thật chứ?

Quy chợt nhớ ra:

- À... có ạ. Một con nhện, nhưng con đã bắt nó rồi.

- Chỉ có thế thôi?

- Còn ạ. Những cái nốt nhỏ li ti...

Người cha hiền từ xoa đầu đứa con trai:

- Bố thì bố thấy nhiều thứ lắm...

Đôi mắt Quy ngước lên, chờ đợi.

- Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia, năm kìa... cả cái dạo con chạy ra mưa nghịch nước, bị ướt hết rồi mẹ con mắng ấy...

Quy nhoẻn cười:

- Vâng.

- Bố còn gặp lại trận mưa bão mãi tận năm xửa năm xưa khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, rét quá, không nói được... Trận mưa thật tai ác. Sấm, chớp liên hồi... Bà về mà chẳng còn hạt gạo nào để nấu ăn cả...

Quy chớp chớp đôi mi mắt dài và cong:

- Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không?

- Có chứ.

Quy nghĩ ngợi:

- Cả các chú bộ đội ngồi bên ụ pháo nữa chứ ạ?

Bô gật đầu.

- Cả những chiếc ô-tô chạy trong mưa?...

- Tất cả. Cả đoàn người tay cuốc, tay mai lên mặt đê chống lụt...

Đôi mắt Quy chớp chớp:

- Bố ạ, hồi mưa to năm ngoái ấy, chúng con cũng đun nước đem lên đê cho các anh chị thanh niên xung phong uống đấy. Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa...

Người bố lại tủm tỉm:

- Thế mà con bảo là con chẳng thấy gì.

Quy ngơ ngác:

- Thật đấy, bố ạ...

- Ừ. Bây giờ, con thử ngồi lại vào bàn xem. Mắt con nhìn về phía cái tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con đã biết...

Quy nghe lời bố, ngồi vào bàn.

        Một lúc, một lúc nữa, Quy chạy lại, bố đã đi đâu rồi ấy...

       Quy nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy của em đang trôi bềnh bồng giữa sân. Những chiếc mũ sắt lấp lánh nước mưa của các chú bộ đội. Những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày... Những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào...

       Quy cầm lấy bút, cắm cúi viết, quên cả việc ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ...

Theo Phong Thu

Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Vì sao Quy nhìn vào bức tường trước mặt khi làm bài?

  • Vì bức tường có màu vôi xanh mát.
  • Vì bức tường trông như tấm màn ảnh rộng.
  • Vì trên bức tường có những cơn mưa.
  • Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.

b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy?

  • Chăm chỉ
  • Nhút nhát
  • Láu lỉnh
  • Nhanh nhẹn

c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn?

  • Nhờ những hình ảnh từ bức tường có nhiều phép lạ
  • Nhờ những hình ảnh từ tấm màn ảnh rộng
  • Nhờ những bức ảnh bố chụp cho Quy ngày bé
  • Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra

Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?

1. Nhìn vào bức tường

2. Ngồi vào bàn

3. Viết bài văn

4. Nghĩ đến những trận mưa

1. Nghĩ đến những trận mưa

2. Nhìn vào bức tường

3. Ngồi vào bàn

4. Viết bài văn

1. Nhìn vào bức tường

2. Nghĩ đến những trận mưa

3. Ngồi vào bàn

4. Viết bài văn

1. Ngồi vào bàn

2. Nhìn vào bức tường

3. Nghĩ đến những trận mưa

4. Viết bài văn

e. Trong câu "Hôm ấy, trời đang nắng thù mưa." có những danh từ chỉ hiện tượng nào?

  • nắng, mưa
  • hôm ấy, trời nắng
  • trời, nắng, mưa
  • hôm ấy, nắng, mưa

g. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho các từ in đậm trong câu "Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài."?

  • động viên
  • hướng dẫn
  • thực hiện
  • giúp đỡ

Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:

h. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?

i. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?

k. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?

l. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.

Hướng dẫn trả lời:

a. Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.

b. láu lỉnh

c. Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra

d. 

1. Ngồi vào bàn

2. Nhìn vào bức tường

3. Nghĩ đến những trận mưa

4. Viết bài văn

e. nắng, mưa

g. hướng dẫn

h. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp để giúp Quy tưởng tượng rõ nét nhất cảnh sắc, sự biến đổi,... của trời mưa cho bài văn của mình.

i. Điều này có lẽ là do Quy đã từng trải qua những trận mưa bố tức thời và gặp phải những phép lạ. Do đó, Quy đã quyết tâm lưu giữ những kỷ niệm ấy và khéo léo đóng góp những nét nhận diện vào bức tường của mình.

k. Sau khi đọc bài bức tường có nhiều phép lạ, em đã biết thêm rằng, chỉ cần một tượng trưng, một hình ảnh hay một bức tường để lưu giữ những kỷ niệm và những nét nhận diện của chúng ta.

l. Quy là một nhân vật đáng ngưỡng mộ trong bài bức tường có nhiều phép lạ. Với sự tỉ mỉ và sáng tạo, Quy đã sáng tạo nên một bức tường tuyệt vời để lưu giữ những kỷ niệm của mình.

Bài tập 2: Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.

b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.

Hướng dẫn trả lời:

 “Thời thế sinh anh hùng” là một câu nói hoàn toàn đúng đắn dù ở bất cứ thời đại nào. Ở thời kì chiến tranh, có nhiều vị anh hùng đã lập nên chiến công và ghi danh mình vào sử sách. Một trong nữ anh hùng nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến chính là chị Võ Thị Sáu – người thanh niên trẻ tuổi nhưng vô cùng dũng cảm.

     Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Qua quá trình chiến đấu chống quân thù của chị được lịch sử ghi lại, chị được biết đến là nữ chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, không sợ bất cứ kẻ thù nào, lòng dũng cảm của chị khiến người đời sau phải nể phục.

     Chị hi sinh khi chưa đầy 20 tuổi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng chị đã có cống hiến vô cùng to lớn cho cách mạng và cho nước nhà. Để ghi nhớ công ơn của chị, ngày 2/8/1993 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thay mặt nước CHXHCN Việt Nam quyết định phong chị Võ Thị Sáu danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam” và hàng năm vào ngày 27/12 âm lịch, bà con nhân dân Côn Đảo tổ chức lễ giỗ chị một cách trang trọng và đầy lòng thành kính như giỗ một người thân trong gia đình mình.

     Theo lịch sử ghi lại, năm 1947, khi mới chỉ 14 tuổi chị đã gia nhập vào đội Công an xung phong quận Đất Đỏ trừng trị ác ôn, bảo vệ dân làng từ đó chị trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian. Ngày 14/7/1948 1948, chị đã dũng cảm dùng lựu đạn tấn công cuộc mít tinh do địch tổ chức tại chợ Đất Đỏ. Trận đánh ấy đã làm cho tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường phải mất mặt với quan Tây. Đồng bào Đất Đỏ thì hết lời khen gợi Việt Minh xuất quỷ nhập thần.

     Chị Võ Thị Sáu được tuyên dương trước toàn đội. Tháng 2/1950, tại phiên chợ giáp Tết Canh Dần, trong một trận tập kích ném lựu đạn diệt các tên Cả Suốt, Cả Đay và không may chị bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp đưa chị ra nhà tù Côn Đảo để dùng cực hình tra khảo trên chuyến tàu ngày 21 tháng 1 năm 1952. Tại đây, chị phải chịu nhiều đau đớn bởi những cực hình độc ác đến tột cùng. Ngày 23/01/1952 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Tân Mão chị đã hi sinh tại vùng đất này.

    Cái chết của chị như hồ chuông cảnh tỉnh thế hệ bấy giờ đứng lên đi giết giặc đòi lại độc lập tự do cho đất nước. Chị là tấm gương sáng về lòng yêu nước và sự dũng cảm mà lớp lớp thế hệ sau này đặc biệt là các bạn trẻ cần noi theo. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được nhân dân tin yêu kính phục.

    Sự ra đi của chị là niềm tiếc thương của cả dân tộc. Những đau khổ mà chị – người con gái độ tuổi chưa đến 20 ấy phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ con người phải xót thương. Chị xứng đáng là thế hệ “tuổi trẻ tài cao” của con người Việt Nam ta và cũng là tấm gương sáng để thế hệ các bạn trẻ bây giờ và mai sau noi theo.

     Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần nhiều hơn những tấm gương như chị để đất nước này ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.

Tìm kiếm google: Giải tiếng việt 4 chân trời bài Ôn tập giữa học kì 1, giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài Ôn tập giữa học kì 1, giải tiếng việt 4 tập 1 CTST bài Ôn tập giữa học kì 1

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com