Tưởng tượng để chia sẻ với bạn những hình ảnh và âm thanh trong một khu vườn hoặc một khu rừng.
Hướng dẫn trả lời:
Rợp bóng mát, cây cao vươn mình đón ánh nắng, cây thấp lan rộng những những tia nắng lọt qua khe lá,...
Tiếng lá câu rào rạc như đang nói chuyện, tiếng chim hót, tiếng côn trùng,...
Đọc
Bài đọc: Nghe hạt dẻ hát
(SGK Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời bài 4)
Câu hỏi 1: Những điều gì tạo nên bản nhạc mùa thu ở quê tác giả?
Hướng dẫn trả lời:
Tiếng hạt dẻ hát. Những cánh rừng dẻ râm ran đang vào mùa vụ. Ban ngày, dẻ lao xao, rì rào, tí tách theo nhịp.
Câu hỏi 2: Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để tả bản nhạc mùa thu gợi cho em cảm nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Những từ ngữ, hình ảnh được tả giả dùng để tả bản nhạc mùa thu giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban cho mảnh đất Trùng Khánh.
Câu hỏi 3: Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến điều gì cho khu rừng?
Hướng dẫn trả lời:
Sự có mặt của gà rừng và chồn hương phá vỡ không gian yên ắng tĩnh mịch của khu rừng với những hoạt động cố gắng ăn hạt dẻ nhưng không được.
Câu hỏi 4: Theo em, vì sao tác giả cảm thấy tuyệt vời khi được lang thang trong một khu rừng dẻ?
Hướng dẫn trả lời:
Lang thang trong một khu rừng dẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, nắng chiều sánh vàng như mật bủa vây lấy rừng vàng, ve ran như thác réo, rừng dẻ khe khẽ hát.
Câu hỏi 5: Em hiểu thế nào về tên bài “Nghe hạt dẻ hát”?
Hướng dẫn trả lời:
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Những cánh rừng dẻ khi vào vụ rì rào, lao xao như thể đang hát.
Câu hỏi 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Từ trên không, tiếng kêu của đàn sếu vọng xuống rồi xa dần. Những vầng mây xám sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn. Lúc này, trên những thửa ruộng đã gặt, người ta đang đốt những gốc rạ khô. Để đám cháy không lan rộng, trước khi đốt, rạ được vun thành từng đống nhỏ. Gió cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.
Uyên Linh
a. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.
b. Trạng ngữ tìm được trong mỗi câu thuộc loại nào?
Hướng dẫn trả lời:
a. Từ trên không/, tiếng kêu của đàn sếu/ vọng xuống rồi xa dần.
TN CN VN
Những vầng mây xám/ sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn.
CN VN
Lúc này,/ trên những thửa ruộng đã gặt,/ người ta /đang đốt những gốc rạ khô.
TN1 TN2 CN VN
Để đám cháy không lan rộng/, trước khi đốt,/ rạ /được vun thành từng đống nhỏ.
TN1 TN2 CN VN
Gió / cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.
CN VN
b. Từ trên không: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Lúc này: Trạng ngữ chỉ thời gian
Trên những thửa ruộng đã gặt: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Để đám cháy không lan rộng: Trạng ngữ chỉ mục đích
Trước khi đốt: Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu hỏi 2: Tìm trạng ngữ phù hợp thay cho ... trong mỗi câu sau:
a. ..., ông bà rất hài lòng.
b. ..., chúng em gửi tới cô giáo những lời yêu thương.
c. ..., anh ấy chơi một bản nhạc rất xúc động.
d. ..., đàn chim én rủ nhau bay về.
e. ..., những cây bàng toả bóng che mát cho chúng em.
Hướng dẫn trả lời:
a. Sau khi ăn thử món tôi nấu, ...
b. Nhân ngày 20/11,...
c. Bằng một chiếc đàn ghi-ta,...
d. Mùa xuân đến,...
e. Vào những ngày nắng nóng,...
Câu hỏi 3: Đặt 4 - 5 câu về một người bạn của em, trong đó có ít nhất hai câu sử dụng trạng ngữ.
Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên
Hướng dẫn trả lời:
Ở nước ta có thể gặp cò trắng ở khắp nơi và quanh năm. Con cò bay lả bay la, con cò đi ăn đêm trong ca dao đang bay theo cánh võng, hòa vào điệu ru thấm hồn em thơ. Đàn cò, bầy cò bay hình cánh cung trên nền trời xanh. Đàn cò, bầy cò ở các sân chim vùng sông Tiền, sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười mênh mông… đã trở thành hồn quê, tình quê của mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Mùa thu, mùa đông, số lượng cò trắng tăng lên rất nhiều ở các cánh đồng quê, bãi sông, ao hồ vì lớp lớp đàn cò đông đúc từ phương Bắc về trú đông tránh rét.
Cò trắng thường làm tổ trên các bụi tre hay giữa những cây lớn rậm rạp và cao, gần các ao hồ, ven sông, ruộng lúa. Lũy tre cũng là lũy cò. Tổ cò được làm bằng các cành cây nhỏ xếp lại với nhau rất sơ sài. Cò trắng lò dò kiếm ăn ở các ruộng lúa, ven sông, đầm lầy. Chân cò màu xanh rêu, cao và khẳng khiu, móng chân nhọn và xám. Mỏ dài màu ngà. Lúc bay, cánh vỗ nhẹ nhàng, có lúc xòe rộng ra, đôi chân duỗi dài về phía sau và cái đuôi như cái bánh lái con tàu lượn trông thật đẹp.
Thức ăn chính của cò là cá, tôm nhỏ, nhái bén. Nó cần mẫn, lò dò kiếm ăn. Mỗi năm, cò đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 3 – 5 trứng. Chỉ độ nửa tháng ấp, cò con đã nở. Chim non ít lông, rất yếu, nằm trong tổ, chim bố mẹ kiếm mồi đem về bón cho từng đứa con thơ. Hơn một tháng sau, chim con đủ lông cánh mới theo bố mẹ tập bay. Chỉ sau một mùa sinh sản, đàn cò trở nên đông đúc hàng trăm con, hàng nghìn con. Phân cò điểm trắng lũy tre làng, ngọn cây các vườn chim.
Con cò hiền lành, nhưng cũng rất đa tình. Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, cò trắng có bộ “áo cưới” rất bảnh. Bộ lông trắng toát trở nên lấp lánh có thêm những lông dài ở đầu, đuôi, ngực và vai. Những lông đó có sợi bông nhỏ, thưa, không móc vào nhau. Khi đậu các sợi lông này rủ xuống như tấm mành thưa; khi bay các lông đó phấp phới như những dải lụa trắng. Con cò đực lúc giao duyên với con cò cái thường xòe lông đuôi thành một vòng tròn rất đẹp.
Hiện nay, nhiều địa phương đã cấm săn bắn cò. Bọn cò tặc đã bị xử lý. Cò trắng xuất hiện trên đồng lúa xanh ngày một đông đúc. Sâu bọ bị cò tiêu diệt, đồng lúa tươi tốt, bình yên. Câu tục ngữ: “Đất thơm cò đậu” càng làm ta thấm thía.
Câu hỏi 1: Thi tìm từ ngữ gợi tả âm thanh
a. Có âm đầu giống nhau.
b. Có vần giống nhau.
c. Có các tiếng giống nhau.
Hướng dẫn trả lời:
a. xôn xao
b. lạo xạo
c. ầm ầm
Câu hỏi 2: Nói 1 - 2 câu về âm thanh em thích