Soạn siêu ngắn Tiếng Việt 4 chân trời bài 4: Nghe hạt dẻ hát

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng Việt 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 4: Nghe hạt dẻ hát. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 4: NGHE HẠT DẺ HÁT

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Tưởng tượng để chia sẻ với bạn những hình ảnh và âm thanh trong một khu vườn hoặc một khu rừng.

Gợi ý: 

Rợp bóng mát, hàng cây vươn mình đón ánh nắng, những bông hoa trắng tinh đung đưa trong làn gió… 

Tiếng lá cây rào rạc như đang nói chuyện, tiếng gió nhè nhẹ thổi qua má, tiếng chim hót, tiếng côn trùng,...

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Nghe hạt dẻ hát – Y Phương

Câu 1: Những điều gì tạo nên bản nhạc mùa thu ở quê tác giả?

Trả lời: 

Bản nhạc mùa thu ở quê tác giả được tọa nên bởi: 

  • Tiếng hạt dẻ hát. 
  • Những cánh rừng dẻ râm ran đang vào mùa vụ. 
  • Ban ngày, dẻ lao xao, rì rào, tí tách theo nhịp.

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để tả bản nhạc mùa thu gợi cho em cảm nghĩ gì?

Trả lời: 

Những từ ngữ, hình ảnh được tả giả dùng để tả bản nhạc mùa thu giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, tinh hoa mà đất trời ban cho mảnh đất Trùng Khánh.

Câu 3: Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến điều gì cho khu rừng?

Trả lời: 

Sự có mặt của gà rừng và chồn hương phá vỡ không gian yên ắng tĩnh mịch của khu rừng.

Câu 4: Theo em, vì sao tác giả cảm thấy tuyệt vời khi được lang thang trong một khu rừng dẻ?

Trả lời: 

Theo em, tác giả cảm thấy tuyệt vời khi lang thang trong một khu rừng dẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, nắng chiều sánh vàng như mật bủa vây lấy rừng vàng, ve ran như thác réo, rừng dẻ khe khẽ hát.

Câu 5: Em hiểu thế nào về tên bài “Nghe hạt dẻ hát”?

Trả lời: 

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Những cánh rừng dẻ khi vào vụ xì xào, lao xao như đang hợp xướng.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về trạng ngữ

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ trên không, tiếng kêu của đàn sếu vọng xuống rồi xa dần. Những vầng mây xám sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn. Lúc này, trên những thửa ruộng đã gặt, người ta đang đốt những gốc rạ khô. Để đám cháy không lan rộng, trước khi đốt, rạ được vun thành từng đống nhỏ. Gió cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.

Uyên Linh

  1. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.
  2. Trạng ngữ tìm được trong mỗi câu thuộc loại nào?

Trả lời: 

1. Từ trên không/, tiếng kêu của đàn sếu/ vọng xuống rồi xa dần.

           TN                            CN                              VN

Những vầng mây xám/ sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn.

            CN                                                    VN

Lúc này, / trên những thửa ruộng đã gặt,/ người ta /đang đốt những gốc rạ khô.

   TN1                      TN2                                CN                     VN

Để đám cháy không lan rộng/, trước khi đốt, / rạ /được vun thành từng đống nhỏ.

                     TN1                            TN2         CN                       VN

Gió / cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.

CN                                           VN

2. Từ trên không: Trạng ngữ chỉ nơi chốn

  • Lúc này: Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Trên những thửa ruộng đã gặt: Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • Để đám cháy không lan rộng: Trạng ngữ chỉ mục đích
  • Trước khi đốt: Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 2: Tìm trạng ngữ phù hợp thay cho * trong mỗi câu sau:

  1. *, ông bà rất hài lòng.
  2. *, chúng em gửi tới cô giáo những lời yêu thương.
  3. *, anh ấy chơi một bản nhạc rất xúc động.
  4. *, đàn chim én rủ nhau bay về.
  5. *, những cây bàng toả bóng che mát cho chúng em.

Trả lời: 

  1. Sau khi nghe em kể em được điểm cao, ...
  2. Nhân ngày 20/11, ...
  3. Bằng một chiếc đàn piano, ...
  4. Mùa xuân đến, ...
  5. Vào những ngày hè nắng nóng, ...

Câu 3: Đặt 4 - 5 câu về một người bạn của em, trong đó có ít nhất hai câu sử dụng trạng ngữ.

Trả lời: 

  • Trong lớp em, bạn Thành là người học giỏi nhất.
  • Ở nhà, bạn ấy thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
  • Do hoàn cảnh khó khăn, bạn ấy thường xuyên phải làm việc phụ bố mẹ.
  • Để đạt được học sinh giỏi, bạn ấy phải rất nỗ lực.
  • Nhờ sự giúp đỡ của bạn, em đạt được học sinh giỏi.

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết bài văn miêu tả con vật

Đề bài: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích

Câu 1: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên

Gợi ý: 

Thứ bảy tuần vừa qua em và cả lớp được cô giáo dẫn đi tham quan sở thú, em rất vui vì được nhìn thấy rất nhiều những con vật. Trong đó, con vật mà em rất ấn tượng, đó là con hổ.

Con hổ có cơ thể rất lớn và có một bộ lông màu đỏ cam vằn đen trông rất đẹp. Nó có hai cái tai nhỏ xinh trên đầu, đôi mắt tròn, màu xanh lục như hai viên bi ve, hàm răng trắng, nhọn, khi nó nhe ra trông rất đáng sợ. Nó có bốn chân với những móng vuốt rất nhọn và sắc.

Ấn tượng ban đầu của em về con hổ, đó là một con vật hung dữ và đáng sợ. Mỗi khi xem chương trình thế giới động vật, thấy con hổ rình mồi em rất sợ và cũng không thích con hổ, vì nó rất dữ tợn, nhưng khi đi vào sở thú thì em thấy chú hổ này rất hiền lành, ngoan ngoan, chỉ nằm lim dim một chỗ dưới bóng cây râm, con khác thì đi lại chậm chậm quanh chuồng, dáng đi rất bệ vệ, oai phong như chúa sơn lâm của muôn loài, nó đưa đôi mắt nhìn chúng em, nhưng không hề đáng sợ như em nghĩ.

Em rất sợ không dám lại gần chuồng hổ vì sợ nó nhảy ra khỏi chuồng, nhưng khi thấy chú hổ đi lại ngoan ngoãn trong chuồng thì em đỡ sợ hơn, đến gần chuồng hơn để nhìn rõ hơn. Những chú hổ rất thân thiện, không nhảy ra khỏi chuồng, cũng không tấn công tranh giành nhau, khi được người ở trong sở thú cho ăn thì cũng không tranh giành mà chỉ lặng lẽ ăn, mỗi con ăn ở một góc.

Mặc dù vẫn rất sợ những chú hổ hung dữ nhưng qua chuyến thăm sở thú lần này em thấy những chú hổ này cũng rất đáng yêu và hài hòa. Nếu có dịp khác, em vẫn muốn cùng các bạn đi chơi sở thú, quay lại thăm những chú hổ đáng yêu.

Câu 2: Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em

Trả lời: 

Học sinh tự đọc và tự chỉnh sửa bài viết

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Thi tìm từ ngữ gợi tả âm thanh

  1. Có âm đầu giống nhau.
  2. Có vần giống nhau.
  3. Có các tiếng giống nhau.

Trả lời: 

  1. rì rào
  2. lạo xạo
  3. ầm ầm

Câu 2: Nói 1 - 2 câu về âm thanh em thích

Trả lời: 

  • Tiếng lá cây khô xào xạc trên mặt đường.
  • Tiếng mưa rơi tí tách.
 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng việt 4 chân trời , giải sách tiếng việt 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net