PHẦN KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu có phép lạ, em sẽ giúp mọi người luôn khỏe mạnh, tạo ra một môi trường hòa bình và hạnh phúc.
PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Đọc bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải
Câu 1: Hai khổ thơ đầu nói lên những mong ước gì của bạn nhỏ?
Trả lời:
Mong ước của bạn nhỏ được thể hiện qua:
Câu 2: Theo em, vì sao các bạn nhỏ ước "Mãi mãi không còn mùa đông"?
Trả lời:
Theo em, các bạn nhỏ ước không còn mùa đông nghĩa là ước muốn cuộc sống lúc nào cũng ấm cúng không còn thiên tai địch họa đe dọa.
Câu 3: Điều ước của các bạn nhỏ ở khổ thơ thứ tư nói lên điều gì?
Trả lời:
Khổ thơ thứ tư nói lên mong ước của các bạn nhỏ về một tái đất không có chiến tranh mà là một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Câu 4: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Trả lời:
Trong bài câu thơ được lặp lại nhiều lần là: Nếu chúng mình có phép lạ.
Tác dụng: cho thấy sự tha thiết, ước muốn của các bạn nhỏ.
Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm: Những ước mơ xanh
a) Tìm đọc một bài văn viết về:
Trả lời:
Ví dụ về bài "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh.
b) Ghi chép những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn vào "Nhật kí đọc sách".
Trả lời:
Những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh được thể hiện:
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
- Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!
c) Cùng bạn chia sẻ:
- Bài văn đã đọc
- Nhật kí đọc sách
- Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
Trả lời:
- Bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh là một bài văn kể về ước mơ của những đứa trẻ. Nó nhắc nhở mình về thời thơ ấu khi cũng từng có rất nhiều ước mơ và khát khao trong cuộc sống.
- Mình sẽ ghi chép bài văn vào "nhật kí đọc sách" của mình để sau này có thể đọc lại và gợi nhớ lại kỷ niệm về những ước mơ của mình trong quá khứ.
- Mình nghĩ rằng ước mơ là điểm tựa để ta tiến tới và cố gắng hơn trong cuộc sống. Có một ước mơ khiến ta cảm thấy động lực và hạnh phúc hơn để phấn đấu và đạt được nó. Chính vì thế, ta cần phải luôn ghi nhớ và nỗ lực để tiến tới mục tiêu của mình.
Luyện tập sử dụng từ ngữ
Câu 1: Tìm từ ngữ phù hợp để thay thế từ ngữ in đậm giúp mỗi câu dưới đây sinh động hơn:
Trả lời:
Câu 2: Phát hiện từ dùng sai trong mỗi câu dưới dây và chữa lại cho đúng.
Trả lời:
Câu 3: Đặt câu với mỗi từ sau:
trong veo, trong sáng, trong trẻo
Trả lời:
Mặt nước trong hồ trong veo.
Cô bé có tấm lòng trong sáng và thánh thiện.
Giọng hát của Lan rất trong trẻo.
Câu 4: Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng từ ngữ phù hợp để được các câu văn có hình ảnh nhân hóa.
M: Trong vòm lá, ve kêu râm ran.
=> Trong vòm lá, ve ngân lên khúc nhạc râm ran.
Trả lời:
PHẦN VIẾT
Luyện tập viết một đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
Câu 1: Viết đoạn văn dựa vào gợi ý:
- Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện.
- Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện.
- Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện.
Gơi ý:
Hồi còn nhỏ, cứ đến tối em đều nằm chờ để nghe ngoại kể cho nghe những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, và câu chuyện em yêu thích nhất là Cây tre trăm đốt. Nhân vật anh thanh niên trong câu chuyện là một nguồn cảm hứng lớn cho em, vì anh là tấm gương chứng minh cho sự nỗ lực và cố gắng sẽ được đền đáp. Anh đã bất chấp khó khăn và nguy hiểm để tìm kiếm cây tre trăm đốt theo yêu cầu của phú ông. Nhờ vào sự cần cù, kiên trì, không nản chí của anh chàng, Bụt đã xuất hiện và giúp đỡ anh. Câu chuyện Cây tre trăm đốt đã mang đến cho em bài học về sự quan trọng của cố gắng và nỗ lực trong cuộc sống.
Câu 2: Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.
Trả lời:
Học sinh tự đọc lại, rà soát và sửa chữa các lỗi
Câu 3: Chia sẻ trong nhóm, nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn.
Trả lời:
Học sinh tự chia sẻ và nghe bạn nhận xét
PHẦN VẬN DỤNG
Câu hỏi: Viết một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Gơi ý:
Là một mầm non sống trong tương lai của đất nước thì em mong muốn sẽ có ngày mọi người chấm dứt chiến tranh và hòa bình cho thế giới. Lúc đó, em mong có thể góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân để cống hiến cho nước nhà, xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh, đau khổ.