Câu 1: Viết từ in đậm trong các câu ca dao dưới đây vào nhóm thích hợp
a. Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra
Ca dao
b. Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh
Ca dao
c. Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn
Ca dao
Tên người | Tên sông, núi, đầm | Tên tỉnh |
Hướng dẫn trả lời:
Tên người | Tên sông, núi, đầm | Tên tỉnh |
Lê Lợi, Lam Sơn | Bạch Đằng, Vọng Phu, Thị Nại | Quảng Ngãi, Bình Định |
Câu 2: Viết các từ dưới đây vào nhóm thích hợp và nhận xét cách viết các từ thuộc mỗi nhóm
người | Bình Định | Lê Lợi | đầm |
Bạch Đằng | núi | Thị Nại | Quảng Ngãi |
Lam Sơn | sông | tỉnh | Vọng Phu |
a. Nhóm từ là tên gọi của một số sự vật cụ thể
-> Nhận xét cách viết:
b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật
-> Nhận xét cách viết:
Hướng dẫn trả lời:
a. Nhóm từ là tên gọi của một số sự vật cụ thể: Bình Định, Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Vọng Phu.
-> Nhận xét cách viết: Chữ cái đầu của mỗi chữ đều được viết hoa
b. Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: người, đầm, núi, sông, tỉnh
-> Nhận xét cách viết: viết thường
Câu 3: Viết 2 - 3 danh từ riêng cho mỗi nhóm sau:
a. Tên nhà văn hoặc nhà thơ
b. Tên sông hoặc núi
c. Tên tỉnh hoặc thành phố
Hướng dẫn trả lời:
a. Tên nhà văn hoặc nhà thơ: Tố Hữu, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh
b. Tên sông hoặc núi: sông Đà, sông Hồng, núi Cấm
c. Tên tỉnh hoặc thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam.
Câu 4: Viết 3 - 4 câu giới thiệu về quê hương em, trong đó có sử dụng danh từ riêng
Hướng dẫn trả lời:
Em đang sống ở tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta, nơi có dòng sông Đà chảy qua. Xung quanh nơi em có có rất đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống như Kinh, Thái, La Ha..
Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn mở bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
a. Mở bài trực tiếp
Hướng dẫn trả lời:
a. Mở bài: Trong tất cả các câu chuyện cổ tích, em thích nhất đó là "Người ăn xin" với nhân vật chính bạn nhỏ và người đàn ông ăn xin già khụ giữa mùa đông lạnh lẽo trên đường phố.
Kết bài: Qua câu chuyện "Người ăn xin", em nhận thấy rằng thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.