Hai khổ đầu tác giả thể hiện nỗi trăn trở và lời mời gọi lên đường tha thiết:
Nhà thơ đã lần lượt mở ra hai không gian hoàn toàn đối lập nhau là Tây Bắc và Hà Nội. Nếu không gian Tây Bắc hiện lên với những từ “đi xa”, “gió ngàn rú gọi”, “ngoài cửa ô”, “đất nước mênh mông”, “trên kia” thì không gian Hà Nội lại được tái hiện thông qua những từ ngữ như “giữ trời Hà Nội”, “đời anh nhỏ hẹp”, “lòng đóng khép”
Tác giả đưa ra một loạt các câu hỏi Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?”, “Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi/Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng”, “Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?” được sắp xếp theo mức độ tăng tiến dần, đầu tiên chỉ là một lời ướm hỏi, mời mọc nhẹ nhàng, sau đó là lời “rú gọi” đầy hối thúc khẩn trương, giục giã lên đường.
Cuối cùng là đỉnh điểm với sự dồn ép, yêu cầu người nghệ sĩ phải lựa chọn một cách dứt khoát và nhanh chóng giữa mảnh đất Hà Nội và Tây Bắc.
Và sau cùngg tác giả cũng đưa một lựa chọn “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép/Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”, khẳng định quyết định ra đi tìm cảm hứng sáng tác để hồi sinh hồn thơ của mình, gặp lại chính mình với tư cách của một người nghệ sĩ chân chính.
Biện pháo nghệ thuật:
- Thủ pháp phân thân, hàng loạt câu hỏi tu từ róng riết:.. Anh đi chăng? Anh có nghe…? Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi?
- Nhiều hình ảnh đối lập, giọng thơ giục giã, hối thúc, trăn trở
- Tác giả vừa kêu gọi mọi người vừa tự phê, tự vấn trên con đường về với tổ quốc, nhân dân, về với cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ.