Câu 1.
- Sự giống nhau và khác nhau của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
- Giống nhau: liên quan đến lịch sử, những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhận thức về những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Khác nhau:
- Hiện thực lịch sử:
- Hiện thực lịch sử chỉ có một và không hề thay đổi.
- Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, độc lập ngoài ý muốn của con người.
- Mang tính khách quan, độc lập với nhận thứccủa con người không có hiện thức lịch sử sẽ không có nhận thức lịch sử.
- Nhận thức lịch sử;
- Là những hiểu biết của con người về lịch sử hiện thực, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau.
- Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú.
- Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các nhà sử học và khoa học lịch sử.
- Ví dụ: Khi em soi gương hoặc chụp ảnh
- Soi gương: bản thân em là hiện thực lịch sử, hình ảnh của em ở trong gương là nhận thức lịch sử.
- Chụp ảnh: tấm ảnh là nhận thức lịch sử.
- Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn nào đó, chứ không cho biết được đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em.
Câu 2. Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người để nhận thức về hiện thực lịch sử. Vì vậy, hiện thực lịch sử cũng là quá khứ.